Động đất ở Nepal
° Số người chết lên hơn 2.400 người
Ngày 26-4, hãng Reuteurs đưa tin số người thiệt mạng trong trận động đất mạnh nhất tại Nepal trong hôm 25-4 đã lên hơn 2.400 người (một số hãng tin khác đưa tin 2.300 người). Cùng ngày, một trận dư chấn mạnh 6,7 độ richter xảy ra trên khu vực rộng lớn gồm thủ đô Kathmandu (Nepal), New Delhi (Ấn Độ) và Dhaka (Bangladesh). Hiện tượng tuyết lở cũng xảy ra tại một khu vực gần núi Everest.
Binh lính Nepal tham gia cứu hộ phải dùng tay bới đống đổ nát.
Đào đất, cứu người
Riêng tại thủ đô Kathmandu, tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 700 người chết. Số bệnh nhân được chuyển đến các bệnh viện tại Kathmandu ngày một tăng, trong đó có nhiều người bị thương rất nặng. Công tác cứu hộ, tìm kiếm người sống sót đang diễn ra hết sức khẩn trương. Tuy nhiên, công việc hết sức khó khăn khi các loại máy móc như máy xúc, máy ủi không thể tiếp cận nhiều địa điểm. Santosh Nepal, một quan chức quân đội Nepal, cho biết họ đã phải dùng cuốc để đào một con đường dẫn vào tòa nhà 3 tầng bị sập ở Kathmandu để tìm kiếm nạn nhân. Nhiều người còn dùng tay không đào bới các đống đổ nát. “Tôi mệt mỏi và kiệt sức lắm rồi, nhưng phải làm”, nhân viên cứu hộ Shreshtha nói.
Người dân Nepal sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Bên cạnh công tác tìm kiếm người bị nạn, nhà chức trách Nepal cũng đang vật lộn tổ chức nơi trú ngụ cho hàng chục ngàn người dân ở Kathmandu. Từ đêm 25-4, họ đã phải nằm ngoài trời giá lạnh, sống cảnh màn trời chiếu đất, không dám trở về nhà do sợ các đợt dư chấn.
Sức phá hủy kinh hoàng
Đây là trận động đất mạnh nhất trong hơn 80 năm qua kể từ trận động đất năm 1934 làm khoảng 8.500 người thiệt mạng. Theo Christian Science Monitor, một số yếu tố kết hợp với nhau đã làm cho trận động đất ngày 25-4 có sức phá hủy kinh hoàng. Thứ nhất là cường độ của trận động đất mạnh 7,8 độ richter, một trong những cơn địa chấn mạnh nhất tại khu vực này trong hàng chục năm qua. Thứ hai, tâm chấn dưới mặt đất chỉ 11km, khá nông nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn động đất sâu. Tuy nhiên, do các khu vực bị ảnh hưởng nằm trên nền đá vững chắc nên ít có khả năng sạt lở đất ở các khu vực vùng núi, vùng xa, phá hủy, gây thiệt hại lớn về người và của.
Việc sân bay Kathmandu mở cửa trở lại đã giúp các chuyến hàng cứu trợ cũng như các đội cứu hộ quốc tế đến với Nepal dễ dàng hơn. Ấn Độ đã gửi thuốc men cũng như các đội cứu hộ đến Kathmandu, trong khi đó một đội cứu hộ 60 người của Trung Quốc cũng đã tới Nepal. Các nhân viên cứu hộ cho biết các bệnh viện tại Kathmandu đang trong tình trạng quá tải và thuốc men đang cạn dần. Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Pakistan cũng cam kết hỗ trợ Nepal khắc phục hậu quả trận động đất. Mỹ tuyên bố sẽ viện trợ khẩn cấp 1 triệu USD và cử một đội tìm kiếm và cấp cứu tới Nepal. Singapore cũng sẽ cử một đội tìm kiếm cứu nạn gồm 55 người… |
Điều này đã hạn chế mức độ rung chuyển, ngoại trừ tại vùng Bắc Ấn Độ gần biên giới Nepal, nơi cát và bùn trên bề mặt rung chuyển nhiều hơn đá rắn ở các nơi khác. Nguyên nhân chính của vụ động đất là do các mảng kiến tạo Ấn Độ di chuyển về phía Bắc, vào Trung Á với tốc độ 5cm/năm, dẫn đến việc đứt gãy ở vỏ Trái đất và tác động đến dãy núi Himalaya. Hiện tượng này từng xảy ra một số lần trong khu vực, gồm trận động đất 8,2 độ richter năm 1934 tại Bihar; vụ động đất 7,5 độ richter tại Kangra năm 1905…
| |
ĐỖ CAO (tổng hợp)