Chẳng hạn, cục và nhiều chuyên gia đã nghiên cứu về lượng phân bón sử dụng trên cây lúa ở ĐBSCL. Theo đó, nông dân ở đây có thể giảm được tới 15% lượng phân bón sử dụng trên cây lúa nếu trồng, cấy lúa một cách hợp lý. Cụ thể, hiện, nông dân vùng ĐBSCL thường cấy sạ khoảng 80kg giống/ha nên phải sử dụng phân bón nhiều để bón cho cây.
Thế nhưng, nếu chỉ cấy sạ khoảng 40kg giống/ha, vừa sức của đất thì không những giúp cây phát triển tốt hơn mà còn giảm việc phải bón thêm phân. Trên cơ sở nghiên cứu này, dự kiến quý 4-2022, cục ban hành quy trình canh tác trên cây lúa. Ngoài ra, cục sẽ phối hợp với các công ty, tập đoàn làm mô hình mẫu trong trồng trọt. Sau đó, sẽ nhờ các sở, trung tâm khuyến nông tuyên truyền đến người dân. Người nông dân nên phối hợp với HTX, công ty, tập đoàn nông nghiệp để đưa công nghệ thông minh vào canh tác như sử dụng thiết bị không người lái trong cấy sạ, phun thuốc. Tự động hóa sẽ giúp tính toán được lượng thuốc phun chính xác, qua đó giảm lượng phân bón thất thoát, dư thừa và tiết kiệm chi phí.
Còn theo Viện Cây ăn quả miền Nam, viện đang làm một số nghiên cứu nhằm giảm phân bón hóa học trên các loại cây ăn quả chính như xoài, sầu riêng, thanh long, bưởi…; đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ, vi sinh. Theo tính toán ban đầu của viện, lượng phân bón hóa học có thể giảm khoảng 20%-25%. Đây là mức giảm nhưng vẫn duy trì được năng suất, chất lượng của sản phẩm, bảo vệ được dinh dưỡng của đất.
Ngoài ra, viện sẽ có hướng dẫn quy trình chăm sóc, cắt tỉa cây cho nông dân. Có một thực tế, nhiều nông dân trồng cây ăn trái chưa đúng cách như không tỉa cành, cắt tán hợp lý. Họ cứ để cây ra trái và phát triển lớn mới tỉa cành… lúc này cây đã không còn chất dinh dưỡng cho trái, nên muốn trái lớn phải phụ thuộc vào phân bón.