Mạnh tay xử lý dự án treo
Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc báo cáo, thực hiện Nghị quyết của HĐND TPHCM, thành phố đã thường xuyên rà soát các quy hoạch, các dự án đã giao đất cho chủ đầu tư để xử lý triệt để các dự án chậm hoặc không triển khai.
Theo đó, tổng số dự án được chấp thuận địa điểm đầu tư và dự án có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích phát triển nhà ở, sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng đang thực hiện trên địa bàn TP là 1.269 dự án, tổng diện tích đất 18.930ha. Đến nay, UBND TP đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án với 5.915ha và điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích của 10 dự án giảm 33,8ha. Thành phố đã giao các cơ quan liên quan tiến hành công khai thông tin xử lý các dự án triển khai chậm tiến độ, rà soát nguồn gốc đất để tiến hành cấp giấy chủ quyền, giấy phép xây dựng, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Mặt khác, từ năm 2014 các cơ quan chuyên môn đã tiến hành rà soát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Từ kết quả này đã xác định một số khu vực quy hoạch thiếu khả thi, kéo dài thời gian thực hiện, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân, hoặc không phù hợp với thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội để điều chỉnh. UBND TP chấp thuận chủ trương điều chỉnh 402 khu vực quy hoạch, tuyến đường giao thông với tổng diện tích 766,6ha… “Như vậy, TPHCM đã cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai. Nhờ đó, các chủ đầu tư có ý thức đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tình trạng chậm triển khai được kéo giảm, quyền lợi của người dân được đảm bảo, tình trạng khiếu nại, bức xúc liên quan đến dự án giảm đáng kể”, ông Nguyễn Thanh Nhã nhận xét.
Bên cạnh việc đồng tình với kết quả tích cực nêu trên, ý kiến của nhiều đại biểu HĐND TP đòi hỏi thành phố phải xử lý triệt để và công bố cụ thể các dự án đã thực hiện điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch. Hàng loạt dự án được các đại biểu nêu ra tại buổi họp sau kết quả giám sát từ cơ sở. Đó là chậm việc di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm TP. Dự án này có tổng diện tích 2.200ha, được Thủ tướng phê duyệt năm 2006, đến năm 2020 phải thực hiện xong. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Trường Đại học Luật triển khai tại phường Long Phước, quận 9, còn lại là quy hoạch treo. “Cử tri rất bức xúc, đất bỏ hoang, cần chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà nhưng không được. Người dân ở xã Hòa Phú, Củ Chi gửi đơn lên HĐND TP đề nghị xóa quy hoạch các trường cao đẳng, đại học ở xã này vì 14 năm rồi không thực hiện, gây khó khăn cho việc tách thửa xây nhà cho con cái”, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang nói. Danh mục các dự án chậm triển khai dài thêm như 130 Hàm Nghi, 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1); Đại học Quốc tế Berjaya (Hóc Môn); Khu đô thị Sing Việt (Bình Chánh), chung cư Khánh Hội…
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết, thực trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực tế cũng như chưa phù hợp phát triển, dẫn đến thường xuyên phải điều chỉnh, điều chỉnh cục bộ, thậm chí điều chỉnh từng dự án. Nhiều quy hoạch không triển khai ngay vì thiếu vốn như giao thông, trường học, công viên… Rồi các dự án khi giao đất nhưng nhà đầu tư chậm triển khai… UBND TP xin chủ trương Thành ủy và được giao nhiệm vụ là rà lại quy hoạch, phải xong trước quý 1-2020, vì đây là nền tảng để phát triển của tất cả các lĩnh vực thương mại - dịch vụ… Hiện nay TP đang triển khai gấp rút để chọn tư vấn, chọn nhà thầu. Tiếp đó hoàn tất quy hoạch 1/500, sẽ công khai trực tuyến để nhà đầu tư, người dân có thể truy cập tìm hiểu. Quý 2-2018, TPHCM sẽ khánh thành trung tâm triển lãm quy hoạch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ đưa công nghệ hiện đại, 3D; khác với bản vẽ cũ kỹ không ai hiểu như lâu nay.
“Nóng” hậu tái định cư
Một vấn đề nóng khác được các đại biểu giám sát và góp ý sôi nổi tại cuộc họp là hậu tái định cư. Báo cáo tại cuộc họp, đại diện UBND TP cho biết, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, TPHCM hỗ trợ không hoàn lại về giáo dục và đào tạo nghề trên 6 tỷ đồng cho 9.920 lượt học. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi với lãi suất cho vay 2%/năm với số vốn cho vay hơn 215 tỷ đồng cho các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn 24 quận huyện. Tuy nhiên, khảo sát xã hội học theo chỉ đạo của UBND TP cho thấy, việc giải tỏa, di dời, tái định cư đối với người dân có đất bị thu hồi không chỉ là thay đổi nơi ở mà là sự thay đổi nhiều mặt. Bất kể lựa chọn phương pháp đền bù hay hỗ trợ như thế nào thì đời sống sau tái định cư đối diện với nhiều khó khăn.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu, cần có điều tra xã hội học kỹ lưỡng, nhiều góc nhìn thực trạng về người dân tái định cư. Thực hiện một chính sách cào bằng cho nhiều đối tượng bị ảnh hưởng vì thu hồi đất giải phóng mặt bằng là không công bằng, do đó thành phố phải có giải pháp nhanh hơn để tái định cư tốt hơn. “Chính quyền phải tăng cường đối thoại, tiếp xúc, nếu phản ánh của người dân là đúng, chính sách sai thì phải dũng cảm sửa sai, không thể để kéo dài”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chỉ đạo.
Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc báo cáo, thực hiện Nghị quyết của HĐND TPHCM, thành phố đã thường xuyên rà soát các quy hoạch, các dự án đã giao đất cho chủ đầu tư để xử lý triệt để các dự án chậm hoặc không triển khai.
Theo đó, tổng số dự án được chấp thuận địa điểm đầu tư và dự án có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích phát triển nhà ở, sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng đang thực hiện trên địa bàn TP là 1.269 dự án, tổng diện tích đất 18.930ha. Đến nay, UBND TP đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án với 5.915ha và điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích của 10 dự án giảm 33,8ha. Thành phố đã giao các cơ quan liên quan tiến hành công khai thông tin xử lý các dự án triển khai chậm tiến độ, rà soát nguồn gốc đất để tiến hành cấp giấy chủ quyền, giấy phép xây dựng, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Mặt khác, từ năm 2014 các cơ quan chuyên môn đã tiến hành rà soát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000. Từ kết quả này đã xác định một số khu vực quy hoạch thiếu khả thi, kéo dài thời gian thực hiện, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân, hoặc không phù hợp với thực tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội để điều chỉnh. UBND TP chấp thuận chủ trương điều chỉnh 402 khu vực quy hoạch, tuyến đường giao thông với tổng diện tích 766,6ha… “Như vậy, TPHCM đã cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai. Nhờ đó, các chủ đầu tư có ý thức đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tình trạng chậm triển khai được kéo giảm, quyền lợi của người dân được đảm bảo, tình trạng khiếu nại, bức xúc liên quan đến dự án giảm đáng kể”, ông Nguyễn Thanh Nhã nhận xét.
Bên cạnh việc đồng tình với kết quả tích cực nêu trên, ý kiến của nhiều đại biểu HĐND TP đòi hỏi thành phố phải xử lý triệt để và công bố cụ thể các dự án đã thực hiện điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch. Hàng loạt dự án được các đại biểu nêu ra tại buổi họp sau kết quả giám sát từ cơ sở. Đó là chậm việc di dời các trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm TP. Dự án này có tổng diện tích 2.200ha, được Thủ tướng phê duyệt năm 2006, đến năm 2020 phải thực hiện xong. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Trường Đại học Luật triển khai tại phường Long Phước, quận 9, còn lại là quy hoạch treo. “Cử tri rất bức xúc, đất bỏ hoang, cần chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà nhưng không được. Người dân ở xã Hòa Phú, Củ Chi gửi đơn lên HĐND TP đề nghị xóa quy hoạch các trường cao đẳng, đại học ở xã này vì 14 năm rồi không thực hiện, gây khó khăn cho việc tách thửa xây nhà cho con cái”, đại biểu Lê Nguyễn Minh Quang nói. Danh mục các dự án chậm triển khai dài thêm như 130 Hàm Nghi, 462-464 Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1); Đại học Quốc tế Berjaya (Hóc Môn); Khu đô thị Sing Việt (Bình Chánh), chung cư Khánh Hội…
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết, thực trạng chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực tế cũng như chưa phù hợp phát triển, dẫn đến thường xuyên phải điều chỉnh, điều chỉnh cục bộ, thậm chí điều chỉnh từng dự án. Nhiều quy hoạch không triển khai ngay vì thiếu vốn như giao thông, trường học, công viên… Rồi các dự án khi giao đất nhưng nhà đầu tư chậm triển khai… UBND TP xin chủ trương Thành ủy và được giao nhiệm vụ là rà lại quy hoạch, phải xong trước quý 1-2020, vì đây là nền tảng để phát triển của tất cả các lĩnh vực thương mại - dịch vụ… Hiện nay TP đang triển khai gấp rút để chọn tư vấn, chọn nhà thầu. Tiếp đó hoàn tất quy hoạch 1/500, sẽ công khai trực tuyến để nhà đầu tư, người dân có thể truy cập tìm hiểu. Quý 2-2018, TPHCM sẽ khánh thành trung tâm triển lãm quy hoạch tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ đưa công nghệ hiện đại, 3D; khác với bản vẽ cũ kỹ không ai hiểu như lâu nay.
“Nóng” hậu tái định cư
Một vấn đề nóng khác được các đại biểu giám sát và góp ý sôi nổi tại cuộc họp là hậu tái định cư. Báo cáo tại cuộc họp, đại diện UBND TP cho biết, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, TPHCM hỗ trợ không hoàn lại về giáo dục và đào tạo nghề trên 6 tỷ đồng cho 9.920 lượt học. Hỗ trợ vốn vay ưu đãi với lãi suất cho vay 2%/năm với số vốn cho vay hơn 215 tỷ đồng cho các hộ dân đang sinh sống trên địa bàn 24 quận huyện. Tuy nhiên, khảo sát xã hội học theo chỉ đạo của UBND TP cho thấy, việc giải tỏa, di dời, tái định cư đối với người dân có đất bị thu hồi không chỉ là thay đổi nơi ở mà là sự thay đổi nhiều mặt. Bất kể lựa chọn phương pháp đền bù hay hỗ trợ như thế nào thì đời sống sau tái định cư đối diện với nhiều khó khăn.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm yêu cầu, cần có điều tra xã hội học kỹ lưỡng, nhiều góc nhìn thực trạng về người dân tái định cư. Thực hiện một chính sách cào bằng cho nhiều đối tượng bị ảnh hưởng vì thu hồi đất giải phóng mặt bằng là không công bằng, do đó thành phố phải có giải pháp nhanh hơn để tái định cư tốt hơn. “Chính quyền phải tăng cường đối thoại, tiếp xúc, nếu phản ánh của người dân là đúng, chính sách sai thì phải dũng cảm sửa sai, không thể để kéo dài”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm chỉ đạo.
Thành lập tổ công tác giải quyết nhanh thủ tục đầu tư
“Sáng nay, đồng chí Chủ tịch UBND TP chỉ đạo thành lập một tổ công tác đầu tư do đồng chí chủ tịch hoặc đồng chí phó chủ tịch liên quan để làm thủ tục cấp phép đầu tư một cửa. Tức là doanh nghiệp đến đầu tư thì UBND TP ngồi nghe thủ tục đó và giải quyết rút ngắn thời gian tối đa. Khi được cấp phép nhanh thì chủ đầu tư nhanh chóng đưa nguồn vốn vào đất để thực hiện dự án, như vậy quy hoạch của TP sẽ hiệu quả hơn. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng kéo dài, dẫn đến nhà đầu tư ngại, nản hoặc bỏ luôn vì thủ tục”.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM
“Sáng nay, đồng chí Chủ tịch UBND TP chỉ đạo thành lập một tổ công tác đầu tư do đồng chí chủ tịch hoặc đồng chí phó chủ tịch liên quan để làm thủ tục cấp phép đầu tư một cửa. Tức là doanh nghiệp đến đầu tư thì UBND TP ngồi nghe thủ tục đó và giải quyết rút ngắn thời gian tối đa. Khi được cấp phép nhanh thì chủ đầu tư nhanh chóng đưa nguồn vốn vào đất để thực hiện dự án, như vậy quy hoạch của TP sẽ hiệu quả hơn. Như vậy sẽ giải quyết được tình trạng kéo dài, dẫn đến nhà đầu tư ngại, nản hoặc bỏ luôn vì thủ tục”.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM