Phía cơ quan chức năng đã chính thức phản hồi về vụ việc và chỉ ra hỗn hợp được trộn với hạt tiêu để thương lái ăn gian trọng lượng. Tuy nhiên, một lần nữa những ồn ào này đã đi quá xa, khi mà mạng xã hội đẩy thông tin lên cao trào, khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngay khi vụ việc lan truyền, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành tâm sự rằng, họ đã “muối mặt” khi du khách nước ngoài hỏi về đặc sản cà phê pin của Việt Nam. “Mỗi khi về nước, món quà mình đem tặng bạn bè thường là đặc sản Việt Nam, nổi bật có cà phê. Sau sự cố lần này, dù tôi có nỗ lực giải thích thế nào thì nhiều người vẫn đề phòng, cảnh giác. Thậm chí bên này còn có trang mạng xã hội kêu gọi tẩy chay cà phê Việt”, giám đốc một hãng lữ hành (người Việt) có trụ sở ở nước ngoài, chia sẻ.
Trong “tâm bão” cà phê pin, một số bạn trẻ khởi nghiệp bằng thương hiệu cà phê sạch cũng bị một phen chao đảo. Anh N.H. - chủ một cửa hàng chuyên doanh cà phê rang xay nguyên chất tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, tâm sự: “Mặc dù tôi đã gầy dựng niềm tin đối với bạn hàng từ Bắc vào Nam được 3 năm nay, nhưng ngay khi vụ việc trên xảy ra, sản lượng cà phê tiêu thụ đã bị sụt giảm khoảng 50% so với bình thường. Đối tác của tôi cho biết, người tiêu dùng khắp nơi lo lắng nên lượng hàng cung ứng ra thị trường bị giảm đáng kể. Không rõ các thương hiệu lớn chịu tác động thế nào, nhưng các cửa hàng nhỏ mới lập nghiệp như của tôi đã phải chịu ảnh hưởng rõ rệt”. Chia sẻ trên cũng là nỗi lòng chung của các thương hiệu hàng Việt Nam đạt chất lượng, trong bối cảnh vừa phải chật vật cạnh tranh tồn tại khi thị trường toàn cầu mở rộng, đồng thời phải chiến đấu với “hàng bẩn” do những người kinh doanh tham lam, thiếu đạo đức trong nước gây ra.
Ngược dòng thời gian trở về với vài vụ điển hình của mấy năm trước, chắc hẳn nhiều người còn nhớ tới vụ lùm xùm liên quan đến sầu riêng, mít “ngậm” hóa chất, bắp luộc với pin, thịt heo nhiễm chất cấm… từng khiến sản phẩm nông nghiệp nước ta lao đao. Riêng cà phê, nước ta tuy đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng chỉ khoảng 10% sản lượng được chế biến sâu (rang xay, hòa tan…) để phục vụ trong nước.
Ngay khi vụ việc lan truyền, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành tâm sự rằng, họ đã “muối mặt” khi du khách nước ngoài hỏi về đặc sản cà phê pin của Việt Nam. “Mỗi khi về nước, món quà mình đem tặng bạn bè thường là đặc sản Việt Nam, nổi bật có cà phê. Sau sự cố lần này, dù tôi có nỗ lực giải thích thế nào thì nhiều người vẫn đề phòng, cảnh giác. Thậm chí bên này còn có trang mạng xã hội kêu gọi tẩy chay cà phê Việt”, giám đốc một hãng lữ hành (người Việt) có trụ sở ở nước ngoài, chia sẻ.
Trong “tâm bão” cà phê pin, một số bạn trẻ khởi nghiệp bằng thương hiệu cà phê sạch cũng bị một phen chao đảo. Anh N.H. - chủ một cửa hàng chuyên doanh cà phê rang xay nguyên chất tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, tâm sự: “Mặc dù tôi đã gầy dựng niềm tin đối với bạn hàng từ Bắc vào Nam được 3 năm nay, nhưng ngay khi vụ việc trên xảy ra, sản lượng cà phê tiêu thụ đã bị sụt giảm khoảng 50% so với bình thường. Đối tác của tôi cho biết, người tiêu dùng khắp nơi lo lắng nên lượng hàng cung ứng ra thị trường bị giảm đáng kể. Không rõ các thương hiệu lớn chịu tác động thế nào, nhưng các cửa hàng nhỏ mới lập nghiệp như của tôi đã phải chịu ảnh hưởng rõ rệt”. Chia sẻ trên cũng là nỗi lòng chung của các thương hiệu hàng Việt Nam đạt chất lượng, trong bối cảnh vừa phải chật vật cạnh tranh tồn tại khi thị trường toàn cầu mở rộng, đồng thời phải chiến đấu với “hàng bẩn” do những người kinh doanh tham lam, thiếu đạo đức trong nước gây ra.
Ngược dòng thời gian trở về với vài vụ điển hình của mấy năm trước, chắc hẳn nhiều người còn nhớ tới vụ lùm xùm liên quan đến sầu riêng, mít “ngậm” hóa chất, bắp luộc với pin, thịt heo nhiễm chất cấm… từng khiến sản phẩm nông nghiệp nước ta lao đao. Riêng cà phê, nước ta tuy đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu nhưng chỉ khoảng 10% sản lượng được chế biến sâu (rang xay, hòa tan…) để phục vụ trong nước.
Còn lại, 90% sản lượng dùng để xuất thô, nên giá trị gia tăng từ cà phê rất thấp. Đánh giá tổng quát về tiềm năng thị trường cà phê Việt, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dư địa của thị trường này vô cùng lớn. Dẫn chứng để thấy rằng, một vài thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng trên thế giới như hiện nay đã phải nỗ lực tới mức nào, nhưng giờ đây phải tiếp tục đối mặt với sóng gió. Sức công phá từ thông tin cà phê trộn lõi pin (dù sự thực là phế phẩm cà phê trộn pin) gây thiệt hại chung cho nền kinh tế nước ta thật khó đoán định, chưa thể thống kê hết được.
Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ ở chuyện thanh tra, giám sát, xử lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cà phê nói riêng, các mặt hàng nông sản, tiêu dùng nói chung mà còn ở chỗ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên trách như công an, quản lý thị trường…
Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ ở chuyện thanh tra, giám sát, xử lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cà phê nói riêng, các mặt hàng nông sản, tiêu dùng nói chung mà còn ở chỗ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chuyên trách như công an, quản lý thị trường…
Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc đưa thông tin nhanh nhạy, kịp thời để người tiêu dùng dễ dàng bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình là điều rất cần thiết, nên làm. Thế nhưng, nếu đưa thông tin mập mờ, vội vàng, một chiều sẽ gây tác hại khó lường. Xét về bản chất vụ việc này, phế phẩm cà phê (vỏ cà phê, các phần bên ngoài lớp nhân) trộn pin sẽ khác hoàn toàn với cà phê (được hiểu là nhân cà phê) trộn pin. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách (Bộ NN-PTNT, Bộ TT-TT…) cũng cần có biện pháp kịp thời nhằm xử lý “khủng hoảng” truyền thông, để người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế có được nguồn thông tin chính thống, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.