Na Uy rất mê rồng nên đã đặt tên cho một phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí theo tên chúng: dragestil, hay “thiết kế rồng”. Bạn sẽ tìm thấy những con rồng trên những con tàu Viking, hàm rồng há hốc trên mái hiên của các nhà thờ bằng gỗ thời Trung cổ, trong các tác phẩm chạm khắc, đồ trang sức bằng kim loại và trong hàng dệt từ thảm trang trí đến đồ thêu. Ở Oslo, hãy tìm những tượng rồng tại Bảo tàng Tàu Viking. Tiếp theo, hãy chiêm ngưỡng các loại vải dệt có thiết kế rồng bên trong khách sạn Scandic Holmenkollen Park, nhìn ra Vịnh hẹp Oslo.
Trong lịch sử Trung Quốc, rồng tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh, sự may mắn và thịnh vượng. Rồng có mặt ở khắp mọi nơi trong các bức tranh, tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, áo choàng lụa, từ Bức tường Cửu Long ở Bắc Kinh (bức phù điêu năm 1756 trên ngói tráng men màu xanh), đến Bảo tàng Tơ lụa Tô Châu và Bảo tàng Tô Châu ở Tô Châu. Người sáng lập triều đại nhà Hán của Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố ông được thụ thai sau khi mẹ ông mơ thấy rồng. Họa tiết rồng 5 móng được dành riêng cho Hoàng đế và rồng 4 móng dành cho hoàng tử và các quý tộc khác.
Con rồng 4 chân, cánh đỏ có trên lá cờ của xứ Wales và bất cứ thứ gì chính thức ở xứ Wales. Truyền thuyết kể Vua Celtic Vortigern đã cố gắng xây dựng lâu đài ở phía Bắc xứ Wales ở Dinas Emrys, nhưng mỗi đêm các bức tường đều sụp đổ. Phù thủy Merlin cho biết đó là do 2 con rồng ngủ trong hồ bên dưới địa điểm. Sau khi đào bới, người ta thấy 1 con rồng đỏ và 1 con rồng trắng đang đánh nhau. Rồng đỏ chiến thắng và trở thành biểu tượng của người dân xứ Wales. Lễ hội Rồng và Tiên ở phía Đông Nam xứ Wales có sự góp mặt của “Người kể chuyện rồng” trong trang phục hóa trang, sẽ chia sẻ những câu chuyện về rồng…
Vương quốc Phật giáo nhỏ bé này tự gọi mình là Vùng đất của Rồng Sấm (Druk Yul), vì theo người bản xứ tiếng sấm vang lên ở dãy Himalaya và các thung lũng thực ra là tiếng rồng nói. Cũng vì thế, trên lá cờ của Bhutan là con rồng trắng ôm đồ trang sức. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, các viên ngọc tượng trưng cho sự hoàn hảo và giàu có của đất nước, nền chéo màu vàng cam tượng trưng cho quyền lực của Nhà vua và nền màu cam đỏ tượng trưng cho sức mạnh của Phật giáo.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới chỉ được tìm thấy trên các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia. Sinh vật đáng sợ này có thể dài hơn 3m, tiêu thụ tới 80% trọng lượng cơ thể trong một bữa ăn. Nó có thể tấn công hươu, nai, trâu và đôi khi có thể tấn công con người. Nó ăn đủ thứ từ sinh vật sống cho đến xác thối. Rồng Komodo là loài rồng còn sống duy nhất mà ngày nay con người có thể tận mắt nhìn thấy.
Rồng ở Nhật Bản thường được miêu tả giống rắn và không có cánh, có móng vuốt 3 ngón và thường gắn liền với nước và mưa. Truyền thuyết kể ngôi chùa cổ nhất Tokyo, Senso-Ji, được thành lập vào thế kỷ thứ 7, tôn vinh Kannon, nữ thần nhân từ của Phật giáo, người từ trên trời giáng xuống dưới hình dạng một con rồng vàng. Sau khi ngư dân tìm thấy bức tượng vàng của Kannon trên sông, một ngôi đền đã được xây dựng để thờ nữ thần. Trần lối vào chùa được vẽ hình rồng và hoa sen, và Lễ hội múa rồng vàng được tổ chức 2 lần 1 năm.
Bộ sưu tập hóa thạch khủng long lớn nhất thế giới nằm ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng Tyrannosaurus Rex, một trong những loài ăn thịt to lớn và hung dữ nhất từng sống (cao 0,6m và dài 12m), qua mẫu hóa thạch Titanosaur dài 36m nằm trong số hơn 600 mẫu vật được trưng bày.
Siegfried là người anh hùng đã giết chết con rồng trong bài thơ Đức thời trung cổ Bài ca của người Nibelungs, sau đó được nhà soạn nhạc Richard Wagner kể lại trong Siegried, 1 trong 4 vở opera trong Ring of the Nibelungs của ông. Và Lễ hội giết rồng hàng năm đã được tổ chức trong nhiều thế kỷ ở Furth im Wald, một thị trấn nhỏ trong Rừng Bavarian. Nếu bỏ lỡ lễ hội tháng 8 này, các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ về rồng vẫn có mặt khắp nơi ở Furth. Đặc biệt, Bảo tàng Rồng ở đây lưu giữ những kỷ vật về rồng và con rồng phun lửa đã được thay thế bằng robot.
Truyền thuyết kể rằng Vịnh Hạ Long, một vịnh ngọc lục bảo rải rác với hàng ngàn hòn đảo ở Vịnh Bắc Bộ, được hình thành bởi những con rồng từ trên trời lao xuống để bảo vệ Việt Nam khỏi quân xâm lược. Những con rồng phun ra những giọt ngọc bích biến thành những hòn đảo tươi tốt, được đặt tên theo hình dạng khác thường, như voi hoặc chó. Được coi là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, Hạ Long có nghĩa “rồng đáp xuống”, cách Hà Nội 100 dặm về phía Đông. Hà Nội cũng có nguồn gốc từ rồng. Tương truyền, năm 1010 khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La, ông thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, có nghĩa "rồng bay lên, nay là Hà Nội.