Liên quan đến vụ nhiều cây cổ thụ bị "xẻ thịt" giữa rừng phòng hộ huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định), Thường trực Huyện ủy Vân Canh cho biết, đến thời điểm này đơn vị đại diện chủ rừng là UBND huyện này vẫn chưa hề báo cáo với Thường trực Huyện ủy để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Chiều 21-3, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ phá rừng, khai thác gỗ trái phép ở khu vực rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh, cùng tỉnh Bình Định) theo thông tin Báo SGGP phản ánh.
PV Báo SGGP vừa có cuộc thâm nhập vào vùng rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh), ghi nhận ở đây hàng chục cây cổ thụ đường kính lên đến gần 1m bị "xẻ thịt".
Sau khi nhận thông tin phản ánh của người dân địa phương về tình trạng phá rừng quy mô lớn, PV Báo SGGP đã có mặt tại rừng phòng hộ giáp ranh xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) và xã Canh Liên (huyện Vân Canh) để ghi nhận thực trạng cây rừng phòng hộ bị tàn phá.
Hàng chục cây rừng cổ thụ, đường kính từ 30cm đến trên 1m đang giữ vai trò quan trọng trong quần thể rừng phòng hộ giáp ranh các huyện Vân Canh, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) vừa bị lâm tặc “tàn sát”.
Tối 12-12, trao đổi với PV Báo SGGP, một lãnh đạo Thanh Tra tỉnh Bình Định cho biết, đã có thông báo kết luận thanh tra về việc giao đất, lấn chiếm đất rừng, phá rừng và xây dựng trái phép ở địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) mà Báo SGGP đã thông tin, phản ánh.
Cơ quan An ninh Điều tra đã xác định hành vi thiếu trách nhiệm của các cá nhân trong thiết kế, thẩm định phương án và dự toán khai thác tận thu 157,87ha gỗ rừng thông do Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy quản lý, gây thiệt hại cho nhà nước với số tiền hơn 5,6 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ 2,27ha rừng chức năng phòng hộ ở huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) bị tàn phá, nguồn tin của PV Báo SGGP cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) đã có quyết định khởi tố vụ án, đang trong giai đoạn mở rộng điều tra để làm rõ trách nhiệm, vi phạm.
Hợp đồng với 1 công ty lâm nghiệp để khai thác rừng trồng, tuy nhiên Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh (trực thuộc UBND huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) lại thiếu giám sát để doanh nghiệp này khai thác trắng gần 3ha rừng đang có chức năng phòng hộ.
Sau khi địa phương lấy ý kiến người dân về việc phóng tuyến đường ven biển đi qua vùng lõi rừng trâm bầu của hai thôn Thanh Bình và Xuân Kiều, hàng ngàn người dân đã yêu cầu bảo vệ rừng trâm bầu. Do đây là rừng phòng hộ ven biển.
Ngày 10-11, Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi vừa có kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra tồn tại, sai phạm trong chấp hành pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, yêu cầu thu hồi gần 1 tỷ đồng sai phạm.
Ngày 24-7, ông Phạm Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hảo (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) cho biết đã cử các bộ đến giám sát, kiểm tra công tác tháo dỡ các công trình vi phạm đất rừng phòng hộ hồ chứa thủy lợi - thủy điện Định Bình của bà Trương Thị Lệ Thâm (vợ ông Trần Quốc Biểu, Huyện ủy viên, Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Vĩnh Thạnh).
Ngày 21-7, từ nguồn tin riêng, phóng viên Báo SGGP tiếp cận hiện trường một số địa điểm khai thác thiếc trái phép tại khoảnh 9, tiểu khu 144A, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý (thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương).
Ngày 20-7, tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, Tỉnh ủy Bình Định đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và có báo cáo liên quan đến các thông tin cử tri quan tâm về bất cập trong quản lý đất đai, lấn chiếm đất rừng ở huyện Vĩnh Thạnh. Qua đó, UBND tỉnh này đã đề nghị UBND huyện khẩn trương báo cáo UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo, xử lý.
Diện tích đất rừng phòng hộ mà bà Thâm tự ý lấn chiếm là 58,2m². Sau khi lấn chiếm, bà Thâm tự ý phát dọn cây rừng rồi xây dựng khu nhà lắp bằng ván gỗ. Tại khu vực đất rừng bà Thâm lấn chiếm, nhiều cây gỗ tự nhiên có đường kính khá lớn đã bị cưa hạ.
Ngày 17-5, phóng viên Báo SGGP ghi nhận tại hiện trường, gần 400 cây thông đường kính gốc từ 15-60cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang chưa kịp dọn. Bên cạnh đó, còn nhiều cây dẻ rừng cũng bị cưa hạ.
Ngày 15-4, ông Võ Thanh Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết đã yêu cầu Hạt kiểm lâm huyện Đam Rông, đơn vị chủ rừng phối hợp cơ quan công an để điều tra, truy tìm đối tượng phá rừng vừa xảy ra tại khoảnh 1, tiểu khu 74, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk quản lý (địa giới hành chính xã Đạ Long, huyện Đam Rông).
Có mặt tại hiện trường, phóng viên ghi nhận khu vực rừng bị phá nằm ngay sát đường tỉnh 722, giáp ranh giữa huyện Lạc Dương và Đam Rông. Tại đây, nhiều cây gỗ có đường kính gốc từ 20-70cm đã bị cưa hạ, nằm ngổn ngang chưa kịp cắt dọn, một số cây có lá còn tươi.