Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL - Vẫn mạnh ai nấy làm

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Trong đó, ĐBSCL đóng vai trò chủ lực, chiếm 53% sản lượng lúa, 96% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, tăng trưởng ngành lúa gạo không tiếp tục cải thiện sinh kế cho người trồng lúa ĐBSCL. Thực tế sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn… Đó chính là nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại hội thảo “Những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL”, tổ chức tại Đồng Tháp vào ngày 30-3.
Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL - Vẫn mạnh ai nấy làm

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Trong đó, ĐBSCL đóng vai trò chủ lực, chiếm 53% sản lượng lúa, 96% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, tăng trưởng ngành lúa gạo không tiếp tục cải thiện sinh kế cho người trồng lúa ĐBSCL. Thực tế sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đang bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn… Đó chính là nhận định của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tại hội thảo “Những giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở ĐBSCL”, tổ chức tại Đồng Tháp vào ngày 30-3.

  • Mười loại gạo trong một bát cơm

Thời kỳ 2006-2011, xuất khẩu gạo đạt trên 33,8 triệu tấn, trị giá trên 14,1 tỷ USD, nâng lũy kế xuất khẩu gạo giai đoạn 1989-2011 đạt trên 83,6 triệu tấn, trị giá trên 25 tỷ USD. Nếu như năm 2006, lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt gần 4,69 triệu tấn, trị giá 1,195 tỷ USD thì đến năm 2011, xuất khẩu gạo vẫn đạt cao kỷ lục với 7,105 triệu tấn, trị giá 3,507 tỷ USD.

Tuy nhiên, sản xuất, tiêu thụ lúa gạo đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập về năng suất, số lượng; chưa gắn với quy hoạch và thị trường tiêu thụ. Nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp… đã có nhiều nỗ lực lớn, nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi vững chắc, lâu dài cho cây lúa, hạt gạo Việt Nam. Hạt gạo Việt Nam chưa thật sự ấn tượng đối người tiêu dùng trong khu vực và thế giới, chưa tạo dựng được thương hiệu riêng.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là hiện có quá nhiều loại gạo, vì thế việc xây dựng thương hiệu, chất lượng gạo gặp khó. Trong một bát cơm có tới 10 loại gạo khác nhau. Trách nhiệm này thuộc về ai, ngành công thương hay nông nghiệp?

Khâu phơi sấy còn thủ công, gây thất thoát khoảng 2 triệu tấn lúa/năm tại ĐBSCL.

Khâu phơi sấy còn thủ công, gây thất thoát khoảng 2 triệu tấn lúa/năm tại ĐBSCL.

Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt, cho rằng, xuất khẩu gạo phải gắn với sản xuất lúa, còn ở Việt Nam thì “ông nào biết ông nấy”. Cải thiện chất lượng lúa gạo không khó. Vấn đề là phải có dự báo thị trường tốt để điều hành sản xuất. Hiện nay, trong vòng 3-4 tháng ĐBSCL có thể làm ra 4-5 triệu tấn gạo nhưng tiêu thụ là cả vấn đề.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phản biện: “Nói doanh nghiệp, hiệp hội đặt hàng rất khó. Riêng vấn đề gạo phẩm cấp thấp, thật ra không phải tới giờ này mới phát hiện mà ngay đầu vụ chúng tôi đã liên tục cảnh báo, khuyến cáo xuống giống lúa IR50404 không quá 20% nhưng bây giờ thì nhiều quá… Trong khi gạo thơm lại giảm, nhiều khả năng giá lên nhưng không có nguồn để xuất”.

Cần nhớ rằng những năm trước đây, khi VFA xuất khẩu gạo sang thị trường trung bình, gạo IR50404 thường được dùng để pha trộn, vì vậy nông dân mới lao vào sản xuất giống này. Khi thị trường cần gạo phẩm cấp cao thì VFA gạt IR50404 qua một bên. Lỗi này rõ ràng không thuộc về nông dân!

  • Thách thức lớn

Ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương, nhìn nhận: “Đầu năm 2012, xuất khẩu gạo không đạt mục tiêu đề ra, thậm chí giảm mạnh. Theo số liệu mới nhất, tới ngày 29-3 Việt Nam mới xuất 1,058 triệu tấn gạo, giảm 42% về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Chúng ta đang đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ gạo cấp thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Campuchia. Việc giữ các thị trường truyền thống rất khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tiêu thụ hết một lượng lớn gạo cấp thấp là rất khó khăn trong khi các loại gạo cao cấp, gạo thơm không có để xuất khẩu”.

Hạt gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước trong khu vực.

Hạt gạo Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước trong khu vực.

Ông Phạm Văn Bảy nhận định: Tình hình rất phức tạp, bất lợi cho gạo Việt Nam. Sản lượng tăng nhưng thương mại lại giảm. Đối thủ nặng ký nhất là Ấn Độ tiếp tục xuất giá thấp. Dự kiến quý 2 sẽ xuất khẩu 2 triệu tấn. Nhưng tình hình rất căng vì mưa xuống, hạ tầng không đảm bảo, không đủ container để đi hàng. Trong tháng 3 ký được nhiều hợp đồng mới.

Đặc biệt thị trường Trung Quốc tăng cao, tới nay đã đăng ký 600.000 tấn (năm 2011 chỉ có 200.000 tấn), đã giao 110.000 tấn. Nhưng xử lý 500.000 tấn còn lại là vấn đề khá nan giải vì các doanh nghiệp đang rất thiếu container để xuất gạo. Các thị trường truyền thống cũng yêu cầu xuất bằng container trong khi chi phí xuất đang tăng khoảng 4 USD/tấn gạo.

Đến nay, các doanh nghiệp đã mua tạm trữ hơn 500.000 tấn gạo, nhiều khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch trước 15-4. Tuy nhiên, giá lúa gạo mấy ngày qua có chiều hướng giảm nhẹ. “Có 3 nguyên nhân: Các doanh nghiệp nhỏ đầy kho. Gạo mua, chế biến rồi nhưng không có chỗ giao hàng. Giá xuất có chiều hướng giảm. Mấy ngày qua, khách hàng nước ngoài đề nghị giảm giá 5 - 10 USD/tấn. Hiện gạo cấp thấp khó bán. Hồng Công, Trung Quốc mua đa phần chính ngạch là gạo 5% tấm.

Vụ hè thu tới, phải hạn chế tối đa xuống giống lúa IR50404, chú trọng trồng lúa thơm, chất lượng cao. Nếu không sẽ tự giết mình thôi… Có thể khẳng định tình hình đang khó cho doanh nghiệp và bà con nông dân. Để đạt kế hoạch xuất khẩu 6,5 - 7 triệu tấn gạo năm 2012 rất gian nan, không đơn giản” - ông Phạm Văn Bảy khẳng định. 

BÌNH ĐẠI 

GS-TS Võ Tòng Xuân: “Kiểm điểm” bốn nhà

Người nông dân cũng như mấy ông lãnh đạo của Thái Lan chỉ chọn những giống lúa chất lượng cao, dù năng suất thấp, 2,5 - 3 tấn/ha/vụ. Còn ở Việt Nam ngược lại, không muốn thấy lúa dưới 3 tấn/ha/vụ. Đòi hỏi giống lúa cực ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, quả là thách thức lớn đối với các nhà khoa học… Ở các nước tiên tiến, có học mới làm nông dân còn ta thì khác. Nông dân muốn trồng gì làm nấy, không biết bán cho ai. Trên cùng cánh đồng có rất nhiều giống lúa; không đồng đều mẫu mã, không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi thu mua, thương lái cũng trộn lẫn.

Các nhà xuất khẩu gạo cũng không có giống nào rặt. Khuyết điểm lớn nhất của doanh nghiệp là không có thị trường, đầu ra ổn định; không vùng nguyên liệu, không nhà máy sấy lúa, không thương hiệu. Trong khi đó, “ông nhà nước” có quyền lực nhất nhưng vẫn để nông dân muốn làm gì làm.

Năm 2011, thương lái chạy kiếm mua lúa IR50404 dù khuyến cáo không trồng. Nay thì không mua, để cho doanh nghiệp muốn mua nông sản của nông dân bằng cách nào cũng được… Hậu quả là nông dân gánh chịu thiệt thòi nhiều nhất!

Tin cùng chuyên mục