Sau 45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Dải biên cương tự hào bước tiếp

Cách đây 45 năm, quân và dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những ngày đầu Xuân 2024, phóng viên Báo SGGP trở lại nơi từng là chiến trường ác liệt, chằng chịt vết thương năm xưa để ghi nhận sự đổi thay, phát triển mạnh mẽ nơi địa đầu Tổ quốc.

Trở lại nơi vùng cao biên cương từng đầy khó khăn và nghèo đói, dọc từ Lào Cai đến Cao Bằng, nhiều chỉ dấu cho chúng tôi một niềm tin khấp khởi rằng dải biên cương từng bị đạn bom giày xéo đang dần thay áo mới.

Như mảnh đất Pha Long anh hùng, vùng đất nơi biên ải ở huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai), từng thấm máu xương của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu vệ quốc 45 năm trước, đang đổi thay từng ngày. Lịch sử thăng trầm, vùng đất “Rồng Hoa” bình yên ngày nay từng trải qua bao cuộc thịnh suy bởi chiến tranh, thiên tai, địch họa nhưng vẫn kiên cường vươn lên như cây sa mộc vươn mình thẳng tắp đầy kiêu hãnh giữa đất trời Tây Bắc.

Trong khuôn viên Đồn Biên phòng Pha Long, giữa công trình xây dựng nâng cấp cơ sở, hàng đào rừng nở rực rỡ, thắm sắc bên những vườn rau xanh mướt mát dưới bàn tay chăm sóc của những người lính biên phòng. Những hiện vật, tư liệu trưng bày bên trong phòng truyền thống của Đồn Biên phòng Pha Long đã neo bước chân chúng tôi ở lại đây lâu hơn. Đó là những chứng tích ghi dấu cuộc chiến đấu đầy bi tráng. "Bức điện mật" của Thượng úy Trần Xuân Ngọc (Chính trị viên, Bí thư Chi bộ Đồn Biên phòng Pha Long thời đó) được đánh về hậu phương vào lúc 11 giờ ngày 19-2-1979 với nội dung: “Một sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.

45 năm, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã cách chúng ta ngần ấy thời gian, vùng đất Pha Long hôm nay dù còn nhiều khó khăn nhưng sự phát triển đáng kể để cuộc sống bà con đang hiện diện từng ngày. Nơi đây ổn định, ấm no và hạnh phúc hơn.

>> Một số hình ảnh ghi lại sự đổi thay ở Pha Long:

mot-goc-xa-pha-long-dang-ngay-cang-phat-trien-voi-nha-cao-tang-ton-do-6066.jpg
Trung tâm xã Pha Long ngày nay
con-duong-nhua-phang-li-dan-vao-trung-tam-xa-pha-long-6426.jpg
Các con đường dẫn vào trung tâm Pha Long được trải nhựa phằng lì, đời sống người dân nơi đây ngày một khấm khá hơn
mot-con-duong-dan-vao-thon-ma-choa-su-xa-ta-ngai-cho-2616.jpg
Một con ngõ nhỏ dẫn sâu vào Pha Long
don-bien-phong-pha-long-da-van-dong-xay-dung-duoc-ngoi-nha-tinh-nghia-cho-gia-dinh-ba-lu-tran-min-o-thon-ma-choa-su-xa-ta-ngai-cho-3558.jpg
Dịp Tết Giáp Thìn 2024, Đồn Biên phòng Pha Long đã vận động được một số đơn vị, cá nhân hỗ trợ xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình bà Lù Trần Mín (ở thôn Ma Chóa Sủ, xã Tả Ngải Chồ), đây là gia đình liệt sĩ hy sinh vào năm 1979
dsc00970-5223.jpg
Nhóm phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng trò chuyện cùng lãnh Đồn Biên phòng Pha Long ghi chép về những đổi thay của vùng đất
dsc01033-3841.jpg
Một góc khu vực làm việc của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Pha Long
dsc01166-4174.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pha Long hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế địa phương
dsc01286-1058.jpg
Học sinh ở Pha Long được học hành đầy đủ, no đủ hơn

Ngược theo hướng Đông Bắc là đến Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), nơi đây từng được bộ đội ta ví như "lò vôi thế kỷ" đủ để thấu hết sự ác liệt của cuộc chiến vệ quốc năm nào. Bước qua thăng trầm của lịch sử, Vị Xuyên không ngừng vươn mình, trở thành một trong những huyện phát triển của tỉnh Hà Giang, với nhiều điểm di tích văn hóa mang tầm quốc gia.

>> Một số hình ảnh ghi lại ở Vị Xuyên:

quang-canh-huyen-vi-xuyen-doi-thay-voi-hang-tram-ngoi-nha-2-3-tang-mai-ton-do-tham-4320.jpg
Mảnh đất Vị Xuyên từng oai hùng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới, bị phá hủy và thiệt hại nặng nề, đã vươn mình, phát triển đủ đầy gấp bội phần
hang-nam-cu-vao-ngay-17-2-nguoi-dan-thap-phuong-thuong-den-thap-huong-cho-cac-anh-hung-liet-si-tai-nghia-trang-vi-xuyen-6070.jpg
Theo chủ trương của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang, Nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên là một trong những điểm tham quan tâm linh cho du khách thập phương vào tháng 2 hàng năm
mot-goc-lang-van-hoa-thon-xa-phin-xa-phuong-tien-huyen-vi-xuyen-1181.jpg
Bên cạnh đó, huyện Vị Xuyên đang thúc đẩy nhiều loại hình du lịch cộng đồng, du lịch thôn bản với cảnh quan miền núi hùng vĩ
z5079082939863-fb5b30f224510dc58eb54de0cba2ba0e-5618.jpg
Một góc làng văn hóa thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên
z5079082092233-e99463fbf990b6e0e0e04361b5ca8ab3-3918.jpg
z5079083611261-391cfa8e6bf4c19f5ea4f0e95785c218-9077.jpg
z5079082387159-b31b4de8d1614ebdfaf37e8934cd9ff7-6843.jpg
mot-goc-trung-tam-xa-thanh-thuy-huyen-vi-xuyen-gio-da-khang-trang-8672.jpg
Một con đường trung tâm ở xã Thanh Thủy, khu vực từng là chiến trường ác liệt
hoc-sinh-ban-tru-truong-ptdt-ban-tru-thcs-thanh-thuy-cu-moi-buoi-hoc-la-don-dep-ve-sinh-quanh-truong-9629.jpg
Các em học sinh Trường PTDT Bán trú THCS Thanh Thủy vệ sinh khuôn viên trường sau mỗi giờ tan học
ly-duc-dan-cung-bo-ong-ly-van-phuc-tren-doi-che-voi-thuong-hieu-che-chot-468-2033.jpg
Hiện toàn huyện Vị Xuyên duy trì ổn định hơn 2.800ha chè VietGAP, hơn 90ha cam VietGAP, hơn 2.800ha thảo quả; có 28 trang trại, 50 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2023, huyện Vị Xuyên có 16 sản phẩm nông sản, hàng hóa đặc trưng được lên sàn thương mại điện tử phổ biến; 23 sản phẩm đã được chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao. Trong ảnh là bố con anh Lý Đức Dân với thương hiệu Chè chốt 468 là sản phẩm OCOP của xã Thanh Thủy

Thị xã Cao Bằng, nay là TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) từng là chiến trường ác liệt, bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sau 45 năm, lịch sử và ký ức vẫn hiện hữu, khắc ghi. Với sự chia sẻ của cả nước, cộng với sức mạnh nội tại của một vùng đất can trường, những động lực phát triển mới đang thành hình, đầy quyết tâm và mạnh mẽ. Tất cả hướng đến một Cao Bằng, quê hương cội nguồn cách mạng, ngày càng giàu đẹp, vững vàng nơi tuyến đầu biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Khu tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng đã được dựng lên khang trang, là nơi sinh hoạt và giáo dục truyền thống cách mạng của người dân nơi đây. Thực hiện: Nhóm PV

Năm 2019, vào dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Báo SGGP cùng nhiều cơ quan báo chí đã làm rõ vụ thảm sát 43 người ở Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng với những ký ức đau thương không thể nào quên.

Sau khi Báo SGGP cùng nhiều tờ báo khác thông tin, Tổng Chúp - Đồng Chúp đã nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều người trong cả nước. Chính quyền và nhà hảo tâm muốn xây dựng một ngôi miếu, khu thờ tự, tưởng niệm ở đây.

Sau hai lần thăm viếng và khảo sát thực tế, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang quyết định đề nghị tỉnh Cao Bằng cho xây dựng một nhà sinh hoạt cộng đồng gắn với gian thờ tưởng niệm tại Đồng Chúp. Toàn bộ kinh phí xây dựng được xã hội hóa, do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động các nhà hảo tâm ở TPHCM tài trợ.

Tháng 9-2023, công trình được khởi công xây dựng và đến nay, khuôn viên 4.302m2 đã được hoàn thiện, khánh thành vào dịp kỷ niệm 45 năm năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

>> Một số hình ảnh ghi lại sự đổi thay ở Cao Bằng:

dsc01674-2776.jpg
Khu tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở xóm Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng được đầu tư xây dựng khang trang, là nơi sinh hoạt và giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ nơi đây
dsc01637-9985.jpg
bui-tre-va-tam-bien-nay-la-dau-tich-ve-vu-tham-sat-o-tong-chup-nam-xua-2438.jpg
Nơi đây, 45 năm về trước, trên đường rút quân, phía địch đã ra tay sát hại 43 người, gồm cả phụ nữ và trẻ em
dsc01616-7898.jpg
Cơ quan chức năng đã phục dựng lại chiếc giếng khơi năm xưa là chứng tích của sự kiện thảm sát
dsc01609-2318.jpg
mot-goc-duong-lang-o-xa-hung-dao-ngay-nay-4079.jpg
Hiện nay, đường làng, ngõ xóm ở Tổng Chúp đã rộng mở, đời sống người dân được nâng lên, nhiều nhà cao tầng san sát
dsc01776-7341.jpg
Ở Cao Bằng, Cửa khẩu Trà Lĩnh mới được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế với kỳ vọng trong tương lai không xa sẽ là địa điểm tham quan, du lịch cũng như lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
dsc01751-5044.jpg

Tin cùng chuyên mục