Sau 1 năm vận hành thử nghiệm thành công, ông Tô Hùng Xô (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã tiếp nhận công nghệ sấy hồng từ Nhật Bản.
Nghề làm hồng sấy treo có mặt tại Đà Lạt từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên phần lớn các cơ sở, hộ dân đều áp dụng biện pháp sấy dựa vào điều kiện thời tiết tự nhiên của Đà Lạt, rủi ro trong quá trình treo thường xuyên gặp phải.
Ông Tô Hùng Xô cho biết, ưu điểm của công nghệ này là không bị tác động bởi thời tiết bên ngoài, tình trạng đổ bỏ hồng trái khi gặp trời mưa hay độ ẩm cao cũng không còn.
Từng có nhiều năm nghiên cứu, làm hồng treo tại quê nhà, ông Kazuharu Ikeda (chuyên gia Nhật Bản) cho biết, trái hồng ở Đà Lạt Hồng có chất lượng tương tự như tại Nhật Bản nên khi áp dụng công nghệ sấy treo không gặp nhiều khó khăn.
- Báo SGGP Online giới thiệu đến bạn đọc quy trình làm hồng sấy treo tại Đà Lạt:
Hồng sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào máy rửa, làm sạch bề mặt. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Công nhân vận hành máy gọt vỏ sau khi rửa sạch trái hồng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Tại đây, máy sẽ loại bỏ toàn bộ vỏ, chỉ giữ lại cuống. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Những trái hồng sau đó được treo trên giàn. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Hồng sau đó được đưa vào lò sấy khô bề mặt trong nhiều giờ. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Hồng được chuyển sang nhà điều hoà, duy trì nhiệt độ dưới 15oC (mô phỏng điều kiện thời tiết tại Nhật Bản vào mùa làm hồng). Ảnh: ĐOÀN KIÊN Toàn bộ quy trình kéo dài trong khoảng 3 - 4 tuần. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Ông Kazuharu Ikeda (bên phải) đánh giá cao chất lượng trái hồng Đà Lạt. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Hồng treo thành phẩm sẽ được vệ sinh lần cuối trước khi đóng gói. Ảnh: ĐOÀN KIÊN Cần 7kg hồng trái tươi để cho ra 1kg hồng sấy treo, vì thế giá hồng treo cũng cao hơn nhiều so với trái tươi, hay sấy khô. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
ĐOÀN KIÊN