Khi có việc lên phố, tôi thường khóa xe đạp vào khung sắt đặt cố định ở bến xe buýt. Khóa xong còn nhòm đi nhòm lại cho chắc. Thế mà, vừa xuống xe buýt tôi như không tin ở mắt mình: cả xe đạp và khóa không cánh mà bay. Khó tin hơn, một người bạn của tôi dịp đó bị mất vô lăng xe hơi. Người khác, chuyên bán xe đồ ăn trên phố kể có lần bị trộm chui vào nhà. Chúng đàng hoàng đợi chủ về trùm chăn, nện cho một trận tơi bời rồi mới bê két tiền bán hàng cả ngày của anh chuồn mất. Một khách hàng của tôi, làm bảo vệ trong siêu thị điện máy, luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi mỗi khi bắt quả tang một cụ già ngồi xe lăn và một cháu bé bị thiểu năng, cùng phối hợp chôm đồ. “Có cha mẹ xúi đám con đánh lạc hướng nhân viên và bảo vệ để trộm đồ. Có gia đình lợi dụng thành viên khuyết tật trong nhà để tổ chức ăn cắp nơi công cộng. Có tên trộm kỷ lục 3 lần bị bắt trong 1 tuần. Bị bắt rồi được thả, thả rồi lại chứng nào tật ấy. Đám bảo vệ chúng tôi chỉ biết giao cho cảnh sát chứ có bao giờ dám thẳng tay đánh trộm”, khách của tôi chia sẻ.
Gửi xe hơi trong các hầm để xe, phí có khi lên tới 20 - 50EUR/đêm, chưa chắc đã yên. Dù chẳng mấy ai dám để đồ đắt tiền trong xe, nhưng bọn trộm vẫn hào hứng đập cửa kính, moi móc những thứ vặt vãnh cho bằng được. Khổ chủ cứ nai lưng ra mà chi tiền sửa xe. Có người từ Đức sang Hà Lan chơi, thích thú mượn xe đạp lòng vòng quanh trung tâm. Cô cẩn thận chọn 1 bãi gửi xe đạp có camera, nhân viên bãi xe vẫn đưa cho tới 2 cái khóa.
Làm nghề kim hoàn, kinh doanh trang sức vàng bạc đá quý, dĩ nhiên bị trộm hỏi thăm nhiều hơn. Gia đình chị họ tôi ở Pháp hầu như mùa Giáng sinh nào cũng thấp thỏm vì quá khứ từng 4 lần bị cướp xông vào tiệm. 3 năm trước, gần Noel, 2 kẻ bịt mặt cầm súng vào bắt mở tủ vàng, lấy hết đồ nữ trang trị giá gần 100.000EUR vào túi rồi bỏ chạy. Có lần, đã mua vé về Việt Nam chơi rồi mà phải hủy, vì tiệm vàng lại bị 1 khách hàng vờ vào coi đồ rồi thó chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng. Camera có ghi hình, đã báo cảnh sát, nhưng chị họ không hy vọng vì cũng có lần bị mất, camera ghi hình đàng hoàng trình ra cho cảnh sát, mà đến giờ vẫn chưa có tin tức gì. Bắt được thì nó cũng bán hết đồ rồi. Ngồi tù là cùng chứ gì. Vớt vát ở cái giấy khai báo để cuối năm xin giảm thuế, còn hụt vốn bao nhiêu mình phải chịu. Các vụ mất cứ chồng nhau, cứ ngồi chờ cảnh sát và tòa xử thôi chứ còn biết làm gì.
Chẳng khác gì nghề nguy hiểm, chị bảo chắc đến đời mình là dừng, không dám để con cái nối nghiệp nữa. Có một điều, sau mỗi lần bị trộm hỏi thăm, càng phải tỉnh ra về chuyện mua bảo hiểm ở châu Âu sao cho rõ ràng, hiệu quả. Chị họ tôi nhớ lại, “3 năm trước, sau khi bị cướp đồ, đến hãng bảo hiểm khai báo mong được đền bù chút gì đó, họ lắc đầu: ông bà chỉ mua bảo hiểm cho đồ đạc bị mất vào ban đêm chứ chưa mua bảo hiểm mất đồ trong tủ kính vào ban ngày”.
Gửi xe hơi trong các hầm để xe, phí có khi lên tới 20 - 50EUR/đêm, chưa chắc đã yên. Dù chẳng mấy ai dám để đồ đắt tiền trong xe, nhưng bọn trộm vẫn hào hứng đập cửa kính, moi móc những thứ vặt vãnh cho bằng được. Khổ chủ cứ nai lưng ra mà chi tiền sửa xe. Có người từ Đức sang Hà Lan chơi, thích thú mượn xe đạp lòng vòng quanh trung tâm. Cô cẩn thận chọn 1 bãi gửi xe đạp có camera, nhân viên bãi xe vẫn đưa cho tới 2 cái khóa.
Làm nghề kim hoàn, kinh doanh trang sức vàng bạc đá quý, dĩ nhiên bị trộm hỏi thăm nhiều hơn. Gia đình chị họ tôi ở Pháp hầu như mùa Giáng sinh nào cũng thấp thỏm vì quá khứ từng 4 lần bị cướp xông vào tiệm. 3 năm trước, gần Noel, 2 kẻ bịt mặt cầm súng vào bắt mở tủ vàng, lấy hết đồ nữ trang trị giá gần 100.000EUR vào túi rồi bỏ chạy. Có lần, đã mua vé về Việt Nam chơi rồi mà phải hủy, vì tiệm vàng lại bị 1 khách hàng vờ vào coi đồ rồi thó chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng. Camera có ghi hình, đã báo cảnh sát, nhưng chị họ không hy vọng vì cũng có lần bị mất, camera ghi hình đàng hoàng trình ra cho cảnh sát, mà đến giờ vẫn chưa có tin tức gì. Bắt được thì nó cũng bán hết đồ rồi. Ngồi tù là cùng chứ gì. Vớt vát ở cái giấy khai báo để cuối năm xin giảm thuế, còn hụt vốn bao nhiêu mình phải chịu. Các vụ mất cứ chồng nhau, cứ ngồi chờ cảnh sát và tòa xử thôi chứ còn biết làm gì.
Chẳng khác gì nghề nguy hiểm, chị bảo chắc đến đời mình là dừng, không dám để con cái nối nghiệp nữa. Có một điều, sau mỗi lần bị trộm hỏi thăm, càng phải tỉnh ra về chuyện mua bảo hiểm ở châu Âu sao cho rõ ràng, hiệu quả. Chị họ tôi nhớ lại, “3 năm trước, sau khi bị cướp đồ, đến hãng bảo hiểm khai báo mong được đền bù chút gì đó, họ lắc đầu: ông bà chỉ mua bảo hiểm cho đồ đạc bị mất vào ban đêm chứ chưa mua bảo hiểm mất đồ trong tủ kính vào ban ngày”.