Sức lan tỏa ngày càng mạnh

Năm 2013 là năm thứ 12 TPHCM thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường (CTBOTT) đối với các mặt hàng thiết yếu. Đây là năm đầu tiên, TPHCM tiếp tục đột phá, thay đổi hoàn toàn cách nghĩ và làm trong giai đoạn mới. CTBOTT tại TPHCM đã trở thành bài học điển hình trong việc kết hợp vai trò quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp (DN), tạo hiệu ứng lan tỏa cao trong xã hội. Với một lực lượng DN tham gia hùng hậu, cung ứng gần 1.000 mặt hàng thiết yếu, hàng bình ổn tại TPHCM đã đủ chi phối thị trường, ổn định giá cả.
Sức lan tỏa ngày càng mạnh

Chương trình Bình ổn năm 2013 tại TPHCM

Năm 2013 là năm thứ 12 TPHCM thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường (CTBOTT) đối với các mặt hàng thiết yếu. Đây là năm đầu tiên, TPHCM tiếp tục đột phá, thay đổi hoàn toàn cách nghĩ và làm trong giai đoạn mới. CTBOTT tại TPHCM đã trở thành bài học điển hình trong việc kết hợp vai trò quản lý nhà nước và phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp (DN), tạo hiệu ứng lan tỏa cao trong xã hội. Với một lực lượng DN tham gia hùng hậu, cung ứng gần 1.000 mặt hàng thiết yếu, hàng bình ổn tại TPHCM đã đủ chi phối thị trường, ổn định giá cả.

Khách hàng chọn mua sản phẩm bình ổn giá tại siêu thị Co.opMart Đinh Tiên Hoàng (Bình Thạnh - TPHCM).

Khách hàng chọn mua sản phẩm bình ổn giá tại siêu thị Co.opMart Đinh Tiên Hoàng (Bình Thạnh - TPHCM).

Xã hội hóa thành công

Năm 2013 là năm đầu tiên TPHCM ngưng hỗ trợ vốn từ ngân sách với lãi suất 0% để thực hiện CTBOTT. Thay vào đó, TP đã vận động các ngân hàng tham gia vào chương trình, thông qua việc cam kết dành gói hỗ trợ với lãi suất ưu đãi cho các DN bình ổn.

Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, chương trình đã nhận được sự hỗ trợ của 5 ngân hàng thương mại với tổng hạn mức tín dụng đăng ký dành cho các DN tham gia CTBOTT năm 2013 là 1.960 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngắn hạn là 860 tỷ đồng, lãi suất 6%/năm và vốn vay trung, dài hạn là 1.100 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm. Tính đến nay, tổng hạn mức tín dụng đã thực hiện năm 2013 là 1.226,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngắn hạn là 806,9 tỷ đồng; vốn trung và dài hạn là 420 tỷ đồng.

Phát biểu tại hội nghị Sơ kết CTBOTT năm 2013 và Tết Giáp Ngọ 2014 tổ chức ngày 11-4, ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho rằng, việc ngưng hỗ trợ vốn từ ngân sách cho CTBOTT đã thực sự giải phóng được nhiều áp lực cho cả lãnh đạo TP và các DN tham gia thực hiện. Trên thực tế, những năm trước, các DN bình ổn chỉ được vay vốn lãi suất 0% tương ứng từ 10% - 15% tổng vốn lưu chuyển, nhưng với cách làm mới, DN được vay với hạn mức cao hơn nhiều nhưng mức lãi vay thì cũng chỉ bằng với lãi suất ưu đãi không quá 6%. Ngoài ra, hạn mức vượt mức cho vay ưu đãi còn lại có sự tham gia cạnh tranh chia sẻ của một số ngân hàng khác cũng với lãi suất ưu đãi. Như vậy, tính ra tổng mức chi phí trả cho tiền vay trong tổng mức kinh doanh, bình quân vẫn tốt hơn so với nguồn vốn vay từ ngân sách với lãi suất 0%. Nói cách khác, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách trong những năm trước chỉ là “vốn mồi”, để thực hiện tốt chương trình, đáp ứng được sản lượng hàng hoá bình ổn thì tự thân các DN phải có sự đầu tư rất lớn. Thử làm một phép tính, vốn ngân sách với lãi suất 0% dành cho 4 CTBOTT năm 2012 chỉ dừng ở mức 270 tỷ đồng, nhưng sang năm 2013, vốn đăng ký từ 5 ngân hàng lên tới 1.960 tỷ đồng, đã tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau với lãi suất hợp lý.

Điều quan trọng trong quá trình giải ngân, nhiều ngân hàng đã chấp thuận cho một số DN được vay vốn tín chấp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tài chính cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài nguồn vốn nêu trên, TP còn tạo điều kiện cho các DN được vay vốn theo Quyết định 33 về chương trình kích cầu đầu tư mở rộng chuồng trại, chăn nuôi, đầu tư con giống, đổi mới công nghệ… Các DN tham gia chương trình bình ổn thị trường sẽ được hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, được hỗ trợ kết nối đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối.

- CTBOTT các mặt hàng lương thực, thực phẩm có 36 DN tham gia cung ứng 9 nhóm mặt hàng thiết yếu. Tổng doanh thu năm 2013 đạt 12.497,3 tỷ đồng, tăng 46,2% so với chương trình năm 2012.

- CTBOTT cả năm các mặt hàng mùa  khai trường năm 2013 có 13 DN tham gia, với 558 mã sản phẩm cặp - ba lô - túi xách và tập học sinh, tăng 109 mã sản phẩm so với năm 2012. Doanh số bán hàng đạt 410,83 tỷ đồng tăng 10,77% so với năm 2012.

- CTBOTT các mặt hàng sữa có 2 DN tham gia là Công ty Sữa Vinamilk và Nutifood, với 32 dòng sản phẩm chia thành 6 nhóm mặt hàng sữa được đưa vào chương trình bình ổn. Lượng hàng cung ứng trong năm đạt 14.855,8 tấn, doanh thu đạt 1.268,7 tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2012.

- CTBOTT các mặt hàng dược phẩm thiết yếu có 13 DN tham gia. Đây là những DN hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm với 21 nhóm thuốc, với 80 hoạt chất và 392 mặt hàng, tăng 307 mặt hàng so với năm 2012. Tổng doanh thu là 82,228 tỷ đồng.

Định hướng thị trường, giá cả

Bên cạnh việc không ngừng phát triển các điểm bán; tổ chức cung ứng lượng hàng hóa dồi dào cho thị trường, chương trình đã giúp ổn định giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, giá bán của nhiều mặt hàng bình ổn như thịt heo, thịt gia cầm, rau củ quả... đã “nằm lòng”, trở thành giá tham chiếu đối với đại bộ phận người dân TP. Biểu hiện rõ nhất, kể từ khi TP triển khai bình ổn đối với mặt hàng sữa, ngay lập tức tần suất tăng giá ở các mặt hàng sữa ngoại giảm dần. Phong trào sử dụng sữa nội, chất lượng cao, giá bán rẻ cũng đã được đẩy lên rất cao trong năm 2012 và 2013. Doanh thu đối với các mặt hàng sữa bình ổn của Vinamilk và Nutifood tăng từ 20% - 50% tùy sản phẩm.

Nhìn nhận về thành quả đạt được trong năm 2013, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong suốt chặng đường hơn 10 năm qua, CTBOTT từng bước đổi mới, phát triển trên nhiều phương diện. Từ thời gian thực hiện bình ổn ban đầu chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đến năm 2010 đã thực hiện xuyên suốt năm. Từ 1 nhóm mặt hàng bình ổn thị trường là lương thực, thực phẩm thì nay đã tăng lên 4 nhóm mặt hàng (gồm lương thực, thực phẩm; sữa; dược phẩm và các mặt hàng phục vụ mùa khai trường) với hơn 1.000 sản phẩm bình ổn. Đối tượng các DN tham gia cũng được mở rộng đến nhiều thành phần và loại hình DN. Các điểm bán hàng bình ổn thị trường đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng từ đô thị đến quận ven, từ khu dân cư đến khu lưu trú công nhân, các KCX-KCN và các bếp ăn tập thể.

Thành công của chương trình còn có sự đồng hành của các cơ quan đoàn thể, qua đó phối hợp với các cơ quan chức năng để phát triển các điểm phân phối, đưa hàng bình ổn đến tận tay người tiêu dùng TP. Tính đến nay, TPHCM đã phát triển 8.230 điểm bán, tăng 1.270 điểm so với đầu chương trình 2013. Đặc biệt, năm 2013, chương trình đã vận hành theo cơ chế mới về nguồn vốn, thông qua việc kết nối giữa DN và ngân hàng vay vốn với lãi suất phù hợp để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng, tác động tích cực của CTBOTT không chỉ dừng lại trên địa bàn TP mà còn lan tỏa đến nhiều địa phương khác, góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và nâng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa TPHCM với các tỉnh, thành lên tầm cao mới, theo hướng hiệu quả và thiết thực.

Hiệu quả từ CTBOTT, cộng với việc triển khai quyết liệt các cơ chế chính sách gỡ khó cho DN, ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp TPHCM thành công trong việc kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng năm 2013 dừng ở mức 5,2%, thấp hơn so với mức tăng của cả nước là 6,04%. Với việc tham gia chương trình bình ổn giá, các DN không chỉ được quảng bá, tuyên truyền sản phẩm mà còn có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để phát triển, sản xuất kinh doanh. Từ chương trình, đã xuất hiện các mô hình liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, thông qua việc sử dụng từ chính đồng vốn hỗ trợ của TP. Đây cũng là cơ sở để TPHCM tập hợp, phát triển được đội ngũ DN mạnh, có đủ khả năng cung ứng hàng hóa chi phối thị trường. Chương trình đã góp phần cùng TP thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị, vì 100% hàng hóa trong chương trình được chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất ở trong nước và mang thương hiệu Việt.

Sức lan tỏa ngày càng mạnh ảnh 2
Sức lan tỏa ngày càng mạnh ảnh 3
Sức lan tỏa ngày càng mạnh ảnh 4
Sức lan tỏa ngày càng mạnh ảnh 5
Sức lan tỏa ngày càng mạnh ảnh 6

HẢI HÀ


Một số hình ảnh trong dịp tổng kết Chương trình Bình ổn thị trường

Ngày 11-4, TPHCM tổ chức sơ kết chương trình Hợp tác thương mại giữa TPHCM và các tỉnh, thành Đông - Tây Nam bộ và tổng kết CTBOTT năm 2013 - Tết Giáp Ngọ 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 - Tết Ất Mùi 2015; công bố biểu trưng (logo) CTBOTT TPHCM và ký kết hợp tác hỗ trợ vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp tham gia CTBOTT năm 2014 - Tết Ất Mùi 2015.

Lãnh đạo Bộ Công thương và UBND TPHCM chứng kiến lễ ký kết hợp tác hỗ trợ vốn giữa ngân hàng với doanh nghiệp tham gia CTBOTT năm 2014 - Tết Ất Mùi 2015.

Lãnh đạo Bộ Công thương và UBND TPHCM chứng kiến lễ ký kết hợp tác hỗ trợ vốn giữa ngân hàng với doanh nghiệp tham gia CTBOTT năm 2014 - Tết Ất Mùi 2015.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM tặng hoa cho các điển hình tham gia giao lưu tại hội nghị.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM tặng hoa cho các điển hình tham gia giao lưu tại hội nghị.

Gian hàng giới thiệu các loại trái cây đặc sản của Saigon Co.op.

Gian hàng giới thiệu các loại trái cây đặc sản của Saigon Co.op.

VŨ THANH

Tin cùng chuyên mục