Tâm trạng Dương Khuê- Dương Lâm

Tâm trạng Dương Khuê- Dương Lâm

Dương Khuê và Dương Lâm là hai anh em ruột và là hai nhà văn, thơ nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thi văn của họ được ghi chép và bình luận trong nhiều tài liệu văn học Việt Nam và sách giáo khoa trong gần một năm qua. Trước đây, Dương Khuê và Dương Lâm là những tác giả được ghi vào chương trình Quốc văn ở các bậc trung học và đại học.

Văn thơ của Dương Khuê được ghi chép và bình luận nhiều dưới thời Pháp thuộc vì có vẻ như “vô thưởng vô phạt” (về mặt chính trị) dưới con mắt của các nhà kiểm duyệt và các nhà đương cuộc Pháp và Việt Nam. Ngược lại, văn thơ của Dương Lâm ít được phổ biến hơn, có lẽ vì phần nhiều đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến thời kỳ người Pháp xâm lăng Việt Nam và nói lên cảm nghĩ của tác giả về các sự kiện ấy.

Tâm trạng Dương Khuê- Dương Lâm ảnh 1

Về nhà thơ Dương Khuê thì hầu hết các nhà phê bình văn học, các tác giả sách giáo khoa đều chỉ đề cập đến quan niệm hưởng lạc, xu hướng trào phúng, hay ảnh hưởng của triết lý vô vi của Lão Tử, Trang Tử, thuyết “Sắc”, “Không” của nhà Phật, trong các tác phẩm của cụ. Dường như chưa có nhà phê bình văn học nào tìm hiểu các tác phẩm của Dương Khuê trong mối quan hệ tới cuộc đời tác giả và bối cảnh lịch sử mà các tác phẩm ấy ra đời. Ví dụ:

- Vì sao trong giai đoạn giặc Pháp xâm lược nước ta, tước hết quyền hành của chính phủ mà các bài hát ả đào của Dương Khuê - một nhà đại khoa bảng, đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức, yêu cầu nhà vua phải tỏ ra quyết liệt với người Pháp lại được ca ngợi và phổ biến rộng rãi trong giới trí thức và bình dân, đến nỗi như không ai không biết đến bài Hồng Hồng, Tuyết Tuyết và các bài hát ả đào khác của Dương Khuê.

- Vì sao một nhà thơ yêu nước như cụ Nguyễn Khuyến lại quý trọng Dương Khuê đến nỗi khi nhà thơ ấy qua đời, Nguyễn Khuyến có bài thơ Khóc bạn thảm thiết, cả bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm. Nếu như cụ chỉ là một ông già hưởng lạc, thờ ơ trước sự mất, còn của đất nước...?

Về trường hợp nhà thơ Dương Lâm, em ruột cụ, thì những sự hiểu lầm tương tự như vậy cũng không kém trầm trọng đến nỗi tiểu sử của ông đã được ghi chép sơ lược trong một số sách giáo khoa với những sai lầm về năm sinh, năm mất và về những chi tiết trong cuộc đời của cụ, khiến cho người đọc có cảm tưởng rằng cụ là một nhà khoa bảng may mắn, xuất thân từ một nhà giáo, nhà báo, được đưa lên chức Thượng thư kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán, rồi Tổng đốc Bình Định - Phú Yên, tận hưởng mùi vinh hoa phú quí.

Chính vì đã có quá nhiều nhận định sai lầm hoặc thiếu sót về hai nhà thơ Dương Khuê và Dương Lâm, chồng chất trong gần một trăm năm qua, lôi cuốn theo những hạn chế trong tầm nhìn của các thế hệ sau này về nền văn học Việt Nam nói chung, tác giả đã mạnh dạn giới thiệu trong tập tài liệu này một lối tiếp cận hoàn toàn khác trước đây đối với hai nhà thơ Dương Khuê và Dương Lâm.

Vì lý do ấy, soạn giả chỉ cố gắng sưu tầm và giải thích lại một số văn thơ đã được nhiều sách giáo khoa và các sách “Văn đàn bảo giám” ghi chép và giải thích trong vòng một năm qua. Ngoài ra, người viết cũng bổ túc thêm một số văn thơ được lưu truyền trong gia đình có liên quan đến tâm trạng của hai cụ Dương Khuê và Dương Lâm n

* NXB Khoa học Xã hội và Công ty Văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện.
* Sách dày 312 trang, giá bán 35.000 đồng.

Dương Thiệu Tống

Tin cùng chuyên mục