Tham dự diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã phát biểu nêu rõ, qua diễn đàn này, một lần nữa TPHCM khẳng định tiềm năng to lớn, cơ hội phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và bán dẫn, đặc biệt trong thời điểm TPHCM tập trung mọi nguồn lực để trở thành một thành phố đáng sống, thành phố của kinh tế tri thức dựa trên sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện đại.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định: “TPHCM cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi; kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến thông qua hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, chế tạo, đóng gói, kiểm định và thương mại hóa linh kiện vi cơ điện tử; trong đó tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm ứng dụng cảm biến trong các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân TPHCM…”.
Tại diễn đàn, “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” được Giám đốc Sở TT-TT TPHCM Dương Anh Đức giới thiệu gồm 6 mục tiêu, với 7 đề án - dự án như: Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch; Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt; Chương trình phát triển ngành công nghiệp MEMS…
Theo Giám đốc Sở TT-TT TPHCM Dương Anh Đức, giai đoạn 2012 - 2017, TPHCM đã cấp kinh phí cho 18 đề tài, dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm với kinh phí trên 68 tỷ đồng (11 đề tài, dự án đã nghiệm thu giai đoạn và 7 đề tài, dự án đang triển khai). Đã tạo ra được chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại SG-8V1, là sản phẩm chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam được thương mại và hàng loạt sản phẩm ứng dụng chip SG8V1 như: Điện kế điện tử 1 pha SEM1-MD; Modem thu thập dữ liệu DCM; Điện kế điện tử 3 pha SEM3-MC; Thiết bị đọc dữ liệu điện kế HHU…
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến khẳng định: “TPHCM cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi; kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và cảm biến thông qua hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, chế tạo, đóng gói, kiểm định và thương mại hóa linh kiện vi cơ điện tử; trong đó tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm ứng dụng cảm biến trong các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân TPHCM…”.
Tại diễn đàn, “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030” được Giám đốc Sở TT-TT TPHCM Dương Anh Đức giới thiệu gồm 6 mục tiêu, với 7 đề án - dự án như: Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch; Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và thiết bị, giải pháp dùng vi mạch Việt; Chương trình phát triển ngành công nghiệp MEMS…
Theo Giám đốc Sở TT-TT TPHCM Dương Anh Đức, giai đoạn 2012 - 2017, TPHCM đã cấp kinh phí cho 18 đề tài, dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm với kinh phí trên 68 tỷ đồng (11 đề tài, dự án đã nghiệm thu giai đoạn và 7 đề tài, dự án đang triển khai). Đã tạo ra được chip vi xử lý 8 bit RISC thương mại SG-8V1, là sản phẩm chip vi xử lý đầu tiên của Việt Nam được thương mại và hàng loạt sản phẩm ứng dụng chip SG8V1 như: Điện kế điện tử 1 pha SEM1-MD; Modem thu thập dữ liệu DCM; Điện kế điện tử 3 pha SEM3-MC; Thiết bị đọc dữ liệu điện kế HHU…