Tại dự thảo lần này, Bộ GTVT quy định cả 2 loại xe taxi và xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ đều phải gắn phù hiệu. Tuy nhiên, giữa xe hợp đồng và xe taxi được phân định với nhiều điểm khác biệt. Trong đó, taxi được sử dụng phần mềm để tính tiền, trên xe có thiết bị kết nối với hành khách để đặt xe, hủy chuyến, có hóa đơn điện tử, gắn đồng hồ và phải xuất hóa đơn cho khách theo hành trình. Phù hiệu “TAXI” được dán cố định phía bên phải mặt kính trước của xe, có hộp đèn chữ “TAXI” gắn cố định trước nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20cm. Với xe hợp đồng điện tử, Bộ GTVT quy định phải niêm yết chữ “XE HỢP ĐỒNG” ở trên kính trước và kính phía sau xe đồng thời cũng phải có bảng điện tử gắn cố định trên nóc xe, kích thước tối thiểu 15x20cm và phải được bật sáng khi tham gia giao thông.
Theo quy định tại dự thảo, xe hợp đồng không được gom khách, đón khách ngoài danh sách do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp, không được xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe, không được bán vé hoặc thu tiền đối với từng hành khách đi xe dưới mọi hình thức, không được ấn định lịch trình…
Đối chiếu quy định trong dự thảo này, các hãng gọi xe công nghệ hiện nay như: Go Viet, Grab, FastGo… đều phải đăng ký là doanh nghiệp vận tải. Nếu các doanh nghiệp này hoạt động như taxi sẽ áp dụng quy định như taxi, nếu hoạt động như xe hợp đồng sẽ phải áp dụng quy định cho xe hợp đồng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đề xuất đẩy nhanh việc xây đường trên cao ở TPHCM
-
Tư vấn độc lập điều tra sự cố tuyến metro số 1
-
Hành lang an toàn đường sắt bị lấn chiếm
-
Mở tuyến vận tải thủy Đà Nẵng - Lý Sơn
-
Gỡ vướng cho dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
-
Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương: Đã sẵn sàng khởi công
-
TPHCM: Đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang đô thị, dự án giao thông
-
TPHCM đề xuất xây dựng 5 tuyến đường sắt kết nối mới
-
Xây dựng tuyến đường Tạ Quang Bửu trở thành xương sống của quận 8
-
Ngăn tai nạn giao thông tăng sau tết Tân Sửu