Thảm họa còn lại

Dù đã hơn 9 năm từ ngày Mỹ xâm lược Iraq nhưng đến bây giờ, Bộ Y tế Iraq phối hợp cùng Tổ chức y tế thế giới mới bắt đầu khởi động nghiên cứu đầu tiên và toàn diện về các trường hợp dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng vũ khí hóa học của liên quân do Mỹ cầm đầu ở các thành phố Baghdad, Anbar, Thi Qar, Suleimania, Diala và Basra.

Dù đã hơn 9 năm từ ngày Mỹ xâm lược Iraq nhưng đến bây giờ, Bộ Y tế Iraq phối hợp cùng Tổ chức y tế thế giới mới bắt đầu khởi động nghiên cứu đầu tiên và toàn diện về các trường hợp dị tật bẩm sinh do ảnh hưởng vũ khí hóa học của liên quân do Mỹ cầm đầu ở các thành phố Baghdad, Anbar, Thi Qar, Suleimania, Diala và Basra.

Các bé sơ sinh không có não, không tay chân hoặc cơ quan nội tạng nằm ngoài cơ thể… đang có chiều hướng gia tăng ở Iraq. Người phát ngôn của bệnh viện Fallujah, TP Fallujah, cho biết, chỉ riêng trong tháng giêng, có 672 trẻ sinh ra bị dị tật hay tử vong. Con số thực tế có thể lớn hơn vì nhiều cha mẹ không báo cáo do cảm thấy xấu hổ và nghĩ đó là lỗi của họ. Trong khi đang có nhiều người, nhiều tổ chức cố tìm kiếm và giúp đỡ những hoàn cảnh như thế thì phía chịu trách nhiệm chính cho tội lỗi này lại nhắm mắt làm ngơ.

Còn nhớ ngày 31-3-2004, hình ảnh các bộ phận thân thể của nhóm lính Mỹ treo dưới một cây cầu Iraq lan đi khắp thế giới. Al-Qaeda tuyên bố đó là để trả thù. Sau đó, người dân địa phương trở thành nạn nhân khi Mỹ tiến hành chiến dịch Operation Phantom Fury. Các cuộc tấn công dồn dập và tàn khốc nhất vào tháng 11-2004. Khi ấy, Mỹ đã thử hầu như tất cả vũ khí hóa học và chất nổ ở nhiều thành phố của Iraq: vũ khí nhiệt áp, phốt pho trắng, uranium nghèo…

Tháng 7-2010, một tổ chức phi chính phủ ở Thụy Sĩ công bố báo cáo cho biết số trẻ sinh ra mắc các bệnh ung thư, bệnh bạch cầu hay tử vong ở Fallujah thậm chí còn nhiều hơn gấp 2 lần so với ở Hiroshima và Nagasaki. Một số xét nghiệm tiến hành ở London (Anh) cho thấy có lượng uranium và thủy ngân cao bất thường trong chân tóc của những người bị ảnh hưởng.

Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Aleksei Yablokov cho biết sau chiến tranh vùng Vịnh (1991), 60% con cái của những binh sĩ Mỹ tham chiến đã bị khuyết tật khi chào đời. Ông Yablokov cho biết nếu trong cuộc chiến này, Mỹ dội xuống khoảng 300 - 400 tấn đạn có uranium nghèo, thì trong cuộc chiến 2003 con số này có thể lên tới 1.000 tấn. Nhiều tổ chức quốc tế đang yêu cầu điều tra liệu NATO có sử dụng chúng trong chiến tranh Libya không.

Hãng tin IPS dẫn một nghiên cứu của Đại học Baghdad chỉ ra rằng số lượng trẻ sinh ra bị dị tật tăng gấp 10 lần ở Basra, thành phố cực Nam Iraq, so với trước năm 2003. Bệnh viện Nhi Basra có một chuyên khoa ung thư trẻ em được thành lập năm 2010 với sự trợ vốn của Mỹ mà người khởi xướng là cựu Đệ nhất phu nhân Laura Bush.

Tuy nhiên, cũng giống như bệnh viện Fallujah, nơi này được ví von là công trình “nghệ thuật thiếu hụt trang thiết bị cơ bản” vì phần lớn không có các loại máy móc chuyên dụng. Các loại máy chụp X quang, máy siêu âm cần thiết bị dồn ứ ngoài bến cảng do kẹt... lệ phí cảng. Danh sách chờ đợi thì dài vô tận mà thời gian thì tính từng phút đối với bệnh nhân. Nếu không chờ được thì gia đình phải có tiền. Nhưng ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này, mấy ai có thể chi 12.000 USD để đến Jordan điều trị. Một số gia đình nếu cầm cố của cải để có 5.000 USD đến Iran chữa bệnh cho con, thì cũng đang chịu cảnh “màn trời chiếu đất” vì tất cả tiền đã đóng viện phí.

Nguyên Minh

Tin cùng chuyên mục