
Hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện từ ngày 1-3 và kéo đến ngày 2-4. Theo thống kê, số lượng cá trên vụng Ngọc (xã Nghi Sơn) bị chết, ảnh hưởng là 27,85 tấn, trong đó, cá tự nhiên khoảng 2 tấn, còn lại là cá nuôi lồng với 25,85 tấn. Có 55 hộ dân tại xã Nghi Sơn bị ảnh hưởng bởi đợt cá chết này.
Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, UBND thị xã Nghi Sơn đã phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT), Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường), Trạm Biên phòng Nghi Sơn (BĐBP Thanh Hóa), Công an thị xã Nghi Sơn và UBND xã Nghi Sơn đi kiểm tra thực tế.
Thực tế cho thấy, cá chết gồm nhiều loại, trong đó nuôi trong lồng là các loại cá như: cá mú, cá hồng, cá giò,…; cá chết ngoài tự nhiên là các loại: cá đục, cá sơn,…
Các mẫu nước, mẫu cá đã được gửi ra Viện Nuôi trồng thủy sản 1 để xét nghiệm.
Ngày 3-4, Viện Hải sản cũng đã vào lấy mẫu cá, mẫu nước để xác định nguyên nhân dẫn đến cá chết.
Ngoài xã đảo Nghi Sơn, hiện tượng cá chết cũng xuất hiện rải rác ở các phường như Hải Thượng, Hải Hà, Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn) và một số địa bàn ven biển huyện Quảng Xương.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Những “ông vua” cây ăn quả ở Hoài Ân, Bình Định
-
Tìm cách giữ vùng mía nguyên liệu
-
Nông dân trồng lan và cây kiểng gặp gỡ trong Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TPHCM
-
Nhọc nhằn tìm vị thế gạo Việt
-
Ngày 29-5, Thủ tướng sẽ đối thoại với nông dân
-
Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản
-
Đồng Tháp liên kết nâng cao chuỗi giá trị cây sen
-
Tập trung thực hiện hiệu quả liên kết du lịch giữa TPHCM và ĐBSCL
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch