Thay đổi cách tiếp cận

Tại hội nghị toàn thể Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao lĩnh vực thủy sản đi đầu trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp và cho rằng, Vasep là người đại diện xứng tầm cho các doanh nghiệp (DN), là cầu nối giữa DN với nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi thành viên, phản biện các chính sách. Thành công của Vasep không chỉ có ý nghĩa với lĩnh vực thủy sản mà còn là điểm sáng để tổng kết và nhân rộng về mô hình hiệp hội ngành hàng vốn đang rất cần trong ngành nông nghiệp

Tại hội nghị toàn thể Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đánh giá cao lĩnh vực thủy sản đi đầu trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp và cho rằng, Vasep là người đại diện xứng tầm cho các doanh nghiệp (DN), là cầu nối giữa DN với nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi thành viên, phản biện các chính sách. Thành công của Vasep không chỉ có ý nghĩa với lĩnh vực thủy sản mà còn là điểm sáng để tổng kết và nhân rộng về mô hình hiệp hội ngành hàng vốn đang rất cần trong ngành nông nghiệp

Thực tế, hơn 20 năm qua, từ năm 1990 đến năm 2012, những năm đầu việc nuôi trồng và xuất khẩu chưa có gì nổi bật, nhưng sau đó có sự tăng tốc đáng kể. Sản lượng thủy sản tăng 5,3 lần, nhưng nuôi trồng tăng 9,7 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 30 lần, giữ vị trí tốp 4 thế giới về xuất khẩu thủy sản, đóng góp 4% - 5% GDP và thuộc tốp 5 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cả nước. Tuy nhiên, những năm đầu thập niên 2000, ngành thủy sản phải đối phó với vụ kiện chống bán phá giá cá tra và ba sa, Vasep là tổ chức ngành hàng, có thể nói đầu tiên đứng ra để qua Mỹ đấu tranh, bảo vệ quyền lợi. Dù thất bại nhưng là bài học quý giá để DN quản trị sổ sách một cách khoa học, bài bản và VASEP tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Kế đó đến vụ kiện chống bán phá giá tôm. Rồi đến hàng loạt rào cản kỹ thuật về dư lượng hóa chất, khởi đầu là Chloramphenicol mà các nước thành viên EU đặt ra. Vài năm nay, thêm những đòi hỏi nghiêm ngặt của Nhật Bản về Ethoxyquin. Mỗi lần đấu tranh là một bước trưởng thành của Vasep và các DN thành viên.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Vasep, cho rằng nhận định của Bộ NN-PTNT là vinh dự cho Vasep và DN thành viên, nhưng bất cập hiện nay của ngành thủy sản cũng như bản thân Vasep không phải ít, như sự khan hiếm tôm nguyên liệu ngày càng kéo dài, sự dư thừa nguyên liệu của cá tra và sự không ổn định của mặt hàng hải sản… là điều Vasep và DN thành viên phải cùng với nhà nước tham gia giải quyết. Theo ông Hải, từ năm 2012 đến nay là thời gian thật sự khó khăn. Lần đầu tiên sau nhiều năm 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản là con tôm và cá tra không đạt kế hoạch đề ra.

Đó là hậu quả của những vấn đề bất cập kéo dài như vấn đề con giống và tổ chức lại sản xuất đã được đặt ra hơn 10 năm trước, nhưng chưa giải quyết triệt để nên giờ đây dẫn đến hậu quả của dịch bệnh trên con tôm. Ngay cả với cá tra, gần như độc chiếm hơn 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường thế giới nhưng do cạnh tranh lẫn nhau dẫn đến tình trạng cá tra Việt Nam bị đánh thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ, vì DN giảm giá bán nên Hiệp hội Cá nheo Mỹ lấy cớ để kiện. Mới đây, khi mặt hàng cá tra bị áp thuế tăng cao hơn, chỉ 9 DN xuất khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế thấp. Lẽ ra nhân cơ hội nhà cung cấp giảm xuống phải liên kết lại để cùng thống nhất và nâng giá bán cũng như lượng xuất khẩu vào thị trường này, tránh tình trạng bán vào ồ ạt. Đáng tiếc, điều đó đã diễn ra ngược lại khiến nhiều DN thiệt hại. Đặc biệt, người nuôi cá tra đã phải gánh chịu hậu quả.

Đã đến lúc ngành thủy sản và Vasep phải nhìn lại để chấn chỉnh, không thể cứ chạy theo số lượng. Vasep cần nâng cao vai trò và thay đổi cách tiếp cận từ bị động sang chủ động, quyết liệt hơn trong việc lập lại trật tự và hình thành chuỗi liên kết.

ĐĂNG LÃM

Tin cùng chuyên mục