Thế giới mới định hình mới

Những biến động của thế giới trước khi bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 làm nhiều người bất ngờ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đã tạo ra cục diện quốc tế mới. Thế giới của thế kỷ 21 đang định hình lại. Một kỷ nguyên mới đang bắt đầu…
Thế giới mới định hình mới

Những biến động của thế giới trước khi bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 làm nhiều người bất ngờ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 đã tạo ra cục diện quốc tế mới. Thế giới của thế kỷ 21 đang định hình lại. Một kỷ nguyên mới đang bắt đầu…

Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng bảo an LHQ ngày 24-9-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố Việt Nam ủng hộ giải trừ quân sự hạt nhân, xây dựng một thế giới phi hạt nhân.

Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng bảo an LHQ ngày 24-9-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên bố Việt Nam ủng hộ giải trừ quân sự hạt nhân, xây dựng một thế giới phi hạt nhân.

1- Chủ nghĩa đa phương ngày càng chiếm thế chủ đạo trong đời sống quốc tế. Tại khóa họp 64 của Đại hội đồng LHQ (9-2009), với chủ đề “Ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng toàn cầu: tăng cường chủ nghĩa đa phương đối thoại giữa các nền văn minh vì hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển”, hơn 120 nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới thảo luận nhiều vấn đề quan trọng khác như tiến tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, nỗ lực chống khủng bố và giải pháp cho tình trạng đói nghèo gia tăng do hậu quả của khủng hoảng tài chính.

Ngay cả Mỹ, cường quốc số một cũng phải nhờ cậy các nước khác giải quyết những vấn đề mà trước đây Mỹ thường đơn phương quyết định. Hợp tác đa phương trên phạm vi toàn cầu và ở các khu vực được đẩy mạnh. Xu thế thành lập cộng đồng khu vực kiểu Liên minh châu Âu (EU) đang được các nước nghiên cứu, áp dụng. Châu Phi, và mới đây là Đông Á và ASEAN, cũng hướng tới mục tiêu này.

Trên bình diện chính trị và an ninh quốc tế, dù muốn hay không, cuộc chơi quyền lực toàn cầu vẫn do các cường quốc cầm trịch. Cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc vẫn tiếp diễn. Mỹ và NATO lấn dần khu vực sát Nga làm cho Nga phải canh chừng. Những nước mới nổi lên vươn tới những vùng đất châu Phi, châu Mỹ La tinh và cả châu Á để tìm kiếm nguyên, nhiên liệu phục vụ cho sự phát triển của họ.

Tổng thống Barack Obama thăm Trung Quốc trong nỗ lực giảm căng thẳng quan hệ thương mại hai nước và hợp tác nhiều mặt.

Tổng thống Barack Obama thăm Trung Quốc trong nỗ lực giảm căng thẳng quan hệ thương mại hai nước và hợp tác nhiều mặt.

2- Còn nhớ, cuối năm 2008, Hội đồng tình báo quốc gia của Mỹ (NIC) đưa ra một bản báo cáo dự báo “Xu thế toàn cầu 2025”, trong đó tiên đoán địa vị lãnh đạo của Mỹ sẽ dần dần bị giảm sút và một cục diện thế giới đa cực ngày càng tăng.

Trên thực tế, tình huống dự báo cho 15 năm sau đã diễn ra ngay trước mắt. Tốc độ dịch chuyển quyền lực toàn cầu đang tăng tốc. Một trật tự thế giới mới đa cực mà người ta nói lâu nay đang được thúc đẩy nhanh hơn khi sức mạnh của Mỹ bị suy giảm. Năm 2009 Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, vượt Nhật Bản và Đức, trở thành một thế lực thực sự trên bàn cờ chính trị quốc tế. Rồi nhóm BRIC – nhóm các nền kinh tế mới nổi (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã khẳng định vai trò của họ trong đời sống toàn cầu thay vì phải chờ đến hai thập kỷ sau như trong dự báo của NIC. Cả G-20 cũng nổi lên lấn át vị thế của G7-G8 mới.

3- Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay cho thấy mô hình chủ nghĩa tư bản hiện đại đang bị thách thức nghiêm trọng và đã bộc lộ những khuyết tật cố hữu của nó. Đối phó với khủng hoảng, nhiều nước đã sử dụng những phương thức lãnh đạo kiểu xã hội chủ nghĩa như tăng cường vai trò can thiệp nhà nước trong quản lý kinh tế và xã hội, đã là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu.

Sự phát triển của phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh theo hướng thiết lập những quốc gia xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21 cho thấy con đường xã hội chủ nghĩa không hoàn toàn mất đi như những ai lầm tưởng sau khi Liên Xô tan vỡ và các nước Đông Âu thay đổi chế độ. Tâm lý luyến tiếc xã hội ổn định, hòa bình và an ninh thời XHCN vẫn là một dòng tư tưởng đáng chú ý ở Nga và các nước Đông Âu.

Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, gây chú ý dư luận khi tuyên bố quân đội chuẩn bị chiến tranh với Colombia. Ảnh: AP

Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, gây chú ý dư luận khi tuyên bố quân đội chuẩn bị chiến tranh với Colombia. Ảnh: AP

4- Kể từ khi kết thúc “chiến tranh lạnh” và không còn sự đối đầu trong thế giới hai cực, người ta từng ảo tưởng các quan hệ quốc tế sẽ phi quân phiệt hóa. Nhưng thời gian ngắn ngủi của thế giới đơn cực đã dẫn thế giới vào quá trình chạy đua vũ trang mạnh mẽ trên toàn cầu. Mỹ vẫn là nước dẫn đầu, chiếm hơn một nửa tổng chi phí quân sự toàn cầu. Ngân sách quân sự Mỹ liên tục phá kỷ lục, năm 2010 sẽ tiêu tốn trên 600 tỷ USD! Nguy cơ gia tăng vũ khí hạt nhân trên thế giới vẫn lấp ló ở chân trời. Các cuộc khủng hoảng về vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên vẫn kéo dài, lúc tiến lúc thoái khó dự đoán.

Ngoài ra, không một quốc gia phương Tây nào phê chuẩn Hiệp ước hạn chế các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu, tái hồi vai trò răn đe hạt nhân và gia tăng các nước có vũ khí hạt nhân. Những diễn biến mới làm cho quá trình giải trừ quân bị trở thành một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết.

Chạy đua vào vũ trụ.

Chạy đua vào vũ trụ.

Hệ thống phòng thủ tên lửa còn là chủ đề tranh cãi giữa Mỹ và Nga.

Hệ thống phòng thủ tên lửa còn là chủ đề tranh cãi giữa Mỹ và Nga.

5- Cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, các cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông, Nam Á, châu Phi… chưa chấm dứt. Hòa bình Trung Đông vẫn là khát vọng của người Ả Rập, người Do Thái, nhưng trái khoáy ở chỗ họ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Một hiệp định “cuối cùng” cho hòa bình giữa Palestine và Israel vẫn còn xa vời. Lục địa Đen vẫn còn rối ren với nhiều cuộc xung đột và hậu quả của các cuộc nội chiến. Somalia, Congo vẫn chìm trong bạo lực… Cuộc chiến chống khủng bố vẫn tiếp diễn. Chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai vẫn là những thế lực đen tối gây ra thảm kịch cho nhiều nước.

6- An ninh kinh tế, thông tin, môi trường và an ninh lương thực thực phẩm ngày càng được thế giới quan tâm. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhaghen tháng 12-2009 thể hiện mối quan tâm và khát vọng của cả thế giới về môi trường sống ngày càng an lành hơn.

Ô nhiễm do khí thải làm trái đất nóng lên là chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Copenhagen (Đan Mạch).

Ô nhiễm do khí thải làm trái đất nóng lên là chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Copenhagen (Đan Mạch).

7- Trong những năm tới, Mỹ vẫn quyết tâm bảo vệ vị thế “siêu cường” trong bối cảnh nhiều thách thức và điều đó là không dễ. Về phần mình, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ... cũng không che giấu tham vọng và không ngần ngại triển khai hành động nhằm chia sẻ quyền lực toàn cầu. Người ta cho rằng, đến năm 2020, ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ở châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương đang định hình rõ hơn bao giờ hết.

Sự chuyển dịch của cải và quyền lực thế giới từ Tây sang Đông sẽ diễn ra chưa từng có về quy mô, tốc độ và dòng chảy định hướng trong lịch sử hiện đại. Những biến đổi to lớn này sẽ không làm tan vỡ hoàn toàn hệ thống thế giới đương đại nhưng tiến trình định hình lại thế giới trong thế kỷ 21 đang diễn ra mạnh mẽ. Những cuộc chạy đua mới sẽ diễn ra ở nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau với những nguy cơ và thách thức mới.

Nguyễn Khắc Đức

Tin cùng chuyên mục