Thêm một trường hợp tử vong do cúm A/H1N1

Ngày 19-4, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sau hơn tuần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân H.X.K. (23 tuổi, ở Yên Bái) đã tử vong vì cúm A/H1N1. Trước đó, bệnh nhân K. có biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống nhưng không bớt, sau đó tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái khám và được chẩn đoán viêm phổi. Tiếp đó, bệnh nhân có biểu hiện khó thở nặng nên được chuyển đến Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa điều trị tích cực do suy hô hấp nặng. Tại đây, bệnh nhân dù đã được thở máy, sử dụng thuốc Tamiflu, điều trị tích cực nhưng do tình trạng quá nặng nên không qua khỏi.

(SGGP).- Ngày 19-4, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sau hơn tuần được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân H.X.K. (23 tuổi, ở Yên Bái) đã tử vong vì cúm A/H1N1. Trước đó, bệnh nhân K. có biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi người nên đã tự mua thuốc hạ sốt, cảm cúm uống nhưng không bớt, sau đó tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái khám và được chẩn đoán viêm phổi. Tiếp đó, bệnh nhân có biểu hiện khó thở nặng nên được chuyển đến Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai điều trị, sau đó được chuyển tiếp đến khoa điều trị tích cực do suy hô hấp nặng. Tại đây, bệnh nhân dù đã được thở máy, sử dụng thuốc Tamiflu, điều trị tích cực nhưng do tình trạng quá nặng nên không qua khỏi.

Các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân K. tử vong do nhiễm cúm A/H1N1 với biến chứng suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong vòng từ đầu tháng 4 tới nay đã có 2 trường hợp đều ở Yên Bái tử vong vì cúm A/H1N1 và 1 trường hợp trẻ nhỏ ở Đồng Tháp tử vong vì cúm A/H5N1.

Ngày 19-4, ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký Quyết định số 862/QĐ-UBND về việc công bố dịch cúm H5N1 trên đàn yến nuôi. Theo đó, giao các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương huy động nhân lực, vật lực phục vụ công tác chống dịch, khẩn cấp xử lý dịch theo quy định nhằm khống chế nhanh và dập tắt dịch không để lây lan ra diện rộng. Xác định giới hạn vùng có dịch, đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch. Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có chim yến mắc bệnh hoặc chết, hạn chế người ra vào vùng có dịch. Khẩn cấp áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc… Tổ chức hướng dẫn việc khử trùng, tiêu độc nhà nuôi, phương tiện dụng cụ dùng trong chăn nuôi.

NGUYỄN QUỐC - TRỌNG TUỆ

Tin cùng chuyên mục