Câu chuyện quản lý

Thiếu đồng tâm

Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 40% thị trường giao dịch thế giới, là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nhưng việc xuất khẩu luôn bị thua thiệt do sự thiếu đoàn kết giữa các doanh nghiệp, khiến nhà nhập khẩu nước ngoài dùng đồng vốn mạnh để chi phối. Theo tính toán, với trường hợp ký hợp đồng trừ lùi và giao hàng với thời gian xa đã làm các doanh nghiệp (DN) thiệt hại cả ngàn tỷ đồng, bán ồ ạt khi giá thấp, đến khi giá tăng thì hết hàng.

Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) Lương Văn Tự cho biết,  thông thường những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới về một mặt hàng nông sản nào đó cũng đều xây dựng những tiêu chuẩn về chất lượng và trở thành thương hiệu quốc gia để các nước khác dựa theo đó giao dịch. Nói đến cao su là nói đến tiêu chuẩn của Malaysia (khi còn là nước xuất khẩu số 1 thế giới, hiện nay là Thái Lan), nói đến gạo là nghĩ đến tiêu chuẩn của gạo Thái Lan…

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản như điều nhân, hồ tiêu và cà phê là 3 mặt hàng Việt Nam có lượng xuất khẩu số 1 thế giới. Rất tiếc do chưa có hoặc chưa xây dựng tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng nên khi xuất khẩu, các DN phải giao dịch theo tiêu chuẩn chất lượng có lợi cho nhà nhập khẩu, thay vì áp đặt tiêu chuẩn chất lượng để nhà nhập khẩu chấp nhận. Ngay cả mặt hàng cà phê, dù thời gian qua đã xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể cho hạt cà phê, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Nhìn rộng ra các mặt hàng nông thủy sản khác cũng tương tự, do thiếu sự đồng tâm, hiệp lực của các DN nên luôn bị nhà nhập khẩu chi phối, chia rẽ để hưởng lợi.

Đăng Lãm

Tin cùng chuyên mục