Ông Nguyễn Chánh Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre, cho biết, chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, các vườn dừa đều cho năng suất tốt, nhiều doanh nghiệp đăng ký liên kết bao tiêu, đảm bảo tính bền vững trong chuỗi giá trị. Để nâng cao kiến thức cho nông dân trong việc chuyển đổi mô hình dừa hữu cơ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre đã tổ chức tư vấn trên 110 điểm ủ phân hữu cơ; 176 cuộc tư vấn kỹ thuật canh tác dừa, quản lý sâu bệnh hại trên dừa, liên kết sản xuất tiêu thụ dừa; phối hợp xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác dừa hữu cơ và mô hình sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ. Gần đây, Bến Tre phát triển hơn 3.200ha dừa hữu cơ tập trung, nâng tổng diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ lên hơn 13.000ha.
Tại Trà Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lê Trường Sơn cho biết, toàn tỉnh có 23.800ha dừa, trong đó có khoảng gần 1.300ha dừa đạt chứng nhận hữu cơ. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, định hướng đến năm 2030, diện tích dừa đạt tiêu chuẩn VietGAP khoảng 3.000ha, tập trung tại các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú và TP Trà Vinh... Trồng dừa hữu cơ chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ, vi sinh giúp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch và sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng; đồng thời cân bằng hệ sinh thái môi trường, phát triển theo hướng bền vững.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
-
IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam
-
Tan tác vựa cam Cao Phong
-
Quảng Ngãi: Dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát mạnh
-
Tìm đầu ra ổn định cho nông sản
-
Huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang): Trồng sả cho hiệu quả kinh tế cao
-
Lâm Đồng: Phải cam kết bảo vệ môi trường khi san gạt để sản xuất nông nghiệp
-
Gạo Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang ASEAN