Năm nay, lộc nhung hươu tiếp tục được mùa cả về sản lượng, chất lượng sản phẩm, khách hàng đặt mua nhiều, giá thành cao.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Kiều Hưng cho biết, hiện nay toàn huyện Hương Sơn có hàng chục ngàn hộ dân sản xuất chăn nuôi hươu, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn với tổng đàn hươu gần 37.000 con; trong đó có khoảng 15.000/18.000 con hươu đực cho lộc nhung. Trong năm 2021, ước tính tổng sản lượng lộc nhung hươu khoảng 14-15 tấn, giá dao động từ 12-14 triệu đồng/kg (tùy theo chất lượng lộc nhung), với tổng trị giá kinh tế ước đạt khoảng 150 tỷ đồng (năm 2020 trên 140 tỷ đồng). Ngoài ra, người dân còn thu nhập cao từ việc bán được nhiều cặp hươu giống, giá dao động từ 20-70 triệu đồng/cặp.
Những năm gần đây, huyện Hương Sơn tập trung đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm nhung hươu. Bên cạnh đó, nhung hươu Hương Sơn có nhiều sản phẩm trong OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), góp phần nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định, bền vững nên người dân tập trung sản xuất chăn nuôi hươu nhiều hơn, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, từ khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu thương hiệu cho “Hươu giống, nhung hươu Hương Sơn”, giá bán nhung hươu trên thị trường tăng cao, nhu cầu sử dụng lớn, thương lái ở trong và ngoài tỉnh đặt mua nhiều.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Thành lập Hội Nông dân TP Thủ Đức
-
Bến Tre xây dựng khu phức hợp thu mua và chế biến bưởi da xanh
-
“Hạt ngọc” nhân đôi niềm vui
-
Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP: Nâng giá trị nông sản Việt
-
Thủ phủ mía vùng Nam Trung bộ thoái trào
-
Xuất nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ tăng 57,3%
-
TPHCM phấn đấu 72% số HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả
-
Khởi công dự án chăn nuôi bò sữa 2.655 tỷ đồng ở ĐBSCL
-
“Bò Tây” ở Ninh Thuận
-
Nông dân Mê Linh nuốt nước mắt, nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không tiêu thụ được