(SGGPO). - Ngày 7-3, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh chất độc hóa học của quân đội Hoa Kỳ tại sân bay A So (xã Đông Sơn, huyện A Lưới).
Lễ cắt băng khánh thành Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh chất độc hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A So.
Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện A Lưới (3-3-1976- 3-3-2016), 50 năm Ngày giải phóng A So (11-3-1966 – 11-3-2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Theo đó, 106 hiện vật về cuộc chiến tranh và 32 hình ảnh nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học tại A Lưới được giới thiệu tại Nhà trưng bày. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, sân bay A So được Hoa Kỳ xây dựng từ những năm 1960 hòng tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự để chống lại các hoạt động vũ trang của quân và dân ta. Trong vòng 10 năm (1961-1971), A Lưới đã phải hứng chịu 432,812 lít (tương đương 11kg dioxin).
Một góc Nhà trưng bày chứng tích chiến tranh chất độc hóa học của quân đội Mỹ tại sân bay A So.
Công ty tư vấn về môi trường Canada và Ủy ban Quốc gia đã nghiên cứu, điều tra hậu quả chất độc hoá học do Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Kết quả, lượng chất diệt cỏ, chất hóa học rải xuống A Lưới, bằng ½ các chất hóa học mà quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống Thừa Thiên - Huế.
Sân bay A So được coi là điểm nóng dioxin và được cấp bằng chứng nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL.
VĂN THẮNG
Các tin, bài viết khác
- Ngư dân Sầm Sơn ra biển, làm nghề bình thường
- Bình Định: Trạm cân tê liệt vì xe nằm chắn lối ra vào
- Đà Nẵng: Lãnh đạo mất chức nếu tai nạn giao thông không giảm
- Gần 4.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu
- Hai đối tượng nổ súng tại Thanh Hóa ra đầu thú
- Khánh Hòa mạnh tay với nạn “chặt chém”
- Formosa Hà Tĩnh lại xin xây dựng nơi thờ phụng
- Bình Thuận: Kiểm tra, xử lý việc công ty tự ý chặn dòng suối
- Điều tra vụ heo giống cấp cho người nghèo chết hàng loạt
- Quảng Bình: Sở TNMT khẳng định nhà máy xi măng sử dụng diệp thạch sét không rõ nguồn gốc