Riêng vấn đề đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), Cục SHTT đã xử lý được 73.441 đơn, tăng 5,4% so với năm 2020. Trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 8,2%, đơn khiếu nại về SHCN tăng gần 50% và các loại đơn, yêu cầu liên quan đến văn bằng bảo hộ tăng trên 30%.
Mới đây, Bộ KH-CN, Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đã ký kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Trước mắt, sẽ lựa chọn ba sản phẩm (vải thiều của Bắc Giang, xoài của Đồng Tháp, nhãn và long nhãn của Sơn La) để nghiên cứu thí điểm.
Trong năm 2021, Bộ KH-CN đã hỗ trợ bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận tại thị trường Nhật Bản, mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Trồng lúa hữu cơ mở ra hướng canh tác bền vững cho nông dân Quảng Trị
-
Liên kết nâng giá trị nông sản
-
An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan
-
IFC đầu tư 52 triệu USD sản xuất đàn heo gần 1 triệu con mỗi năm tại Việt Nam
-
Tan tác vựa cam Cao Phong
-
Quảng Ngãi: Dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát mạnh
-
Tìm đầu ra ổn định cho nông sản
-
Huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang): Trồng sả cho hiệu quả kinh tế cao
-
Lâm Đồng: Phải cam kết bảo vệ môi trường khi san gạt để sản xuất nông nghiệp
-
Gạo Việt Nam tăng tốc xuất khẩu sang ASEAN