Thực hành trách nhiệm xã hội môi trường tại Việt Nam: “Mạnh mẽ nhưng cần thêm sự lan tỏa”

Đó chính là những nhận định của các chuyên gia đến từ các tổ chức phi chính phủ (NGOs) khi bàn luận về thực hành trách nhiệm xã hội môi trường (CSER) tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và xã hội khi CSER luôn là yếu tố hàng đầu trong việc đánh giá một tổ chức phát triển bền vững.
UNESCO luôn đánh giá cao sự đồng hành của các doanh nghiệp để cùng giải quyết “bài toán” môi trường tại các di sản Việt Nam. Trong ảnh: đại diện UNESCO (trái) ký kết hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam
UNESCO luôn đánh giá cao sự đồng hành của các doanh nghiệp để cùng giải quyết “bài toán” môi trường tại các di sản Việt Nam. Trong ảnh: đại diện UNESCO (trái) ký kết hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các bên

Một ưu điểm rất lớn của các chiến dịch bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam là các hoạt động cộng đồng - nhất là hoạt động cộng đồng ở cơ sở hoạt động rất mạnh và hiệu quả. Sự kết hợp của các NGOs, các tổ chức Liên Chính Phủ của Liên Hợp Quốc cùng các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương đã tạo nên những sự thay đổi đáng kể một cách sâu rộng. Đồng hành với cộng đồng có cả sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong thực hiện trách nhiệm xã hội môi trường, đặc biệt trong bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các chiến dịch bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay lại gặp phải một vấn đề khá lớn là đa số các chiến dịch còn thiếu sự gắn kết tổng quát cụ thể. Bên cạnh đó, để kết quả của các chiến dịch này thật sự đi vào đời sống với tác động lâu dài, nên đảm bảo rằng có luật pháp, chính sách và cơ chế thực thi mạnh mẽ để hỗ trợ ở cấp địa phương, đây chính là “bài toán” của chính phủ khi cùng NGOs và doanh nghiệp thực hành CSER. Mối quan hệ 3 bên gồm chính phủ - NGOs - doanh nghiệp cần được đánh giá quan trọng hơn nữa để tạo lực cho các dự án được lan tỏa rộng khắp.

Chia sẻ về mối quan hệ này, chị Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh, cho biết: “Sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức phi chính phủ là vô cùng quan trọng. Bởi các doanh nghiệp có nguồn lực, có mong muốn mang lại giá trị xanh cho cộng đồng nơi họ có các hoạt động kinh doanh. Các tổ chức phát triển hoặc NGOs lại có thể giúp các doanh nghiệp đạt được mong muốn đó bằng chuyên môn có sẵn về môi trường, về rác thải, về phương pháp giải quyết các vấn đề môi trường một cách sáng tạo và bền vững”.

Nền tảng vững chắc cho các sáng kiến vì môi trường

Xây dựng một nền tảng vững chắc, từ đó các dự án CSER cũng đã hoàn thành “trọng trách” giúp cộng đồng hiểu sâu rộng hơn về ý nghĩa của bảo vệ môi trường.

Dự án “Quản lý rác thải vì một thế giới không rác thải” do Hội đồng Anh phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam thực hiện trong vài năm nay là một trường hợp có sức lan tỏa lớn. Với năng lực là giáo dục, British Council đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp hướng đến mục tiêu trang bị cho thầy cô giáo kỹ năng điều phối, kiến thức về quản lý rác thải, tinh thần công dân tích cực mong muốn tạo ra các thay đổi tích cực về môi trường thông qua một phương pháp đào tạo sáng tạo được thực hiện bởi đội ngũ điều phối viên của Hội đồng Anh. Dự án được triển khai thí điểm tại ba trường THPT tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trong năm 2018, và được nhân rộng trong năm 2019 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh với 9 trường THPT.

Đối với một tổ chức giáo dục như Birtish Council thì sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp tới các đối tác trong hệ sinh thái các bên thúc đẩy các cơ hội để cộng đồng và thế hệ trẻ tạo ra các giải pháp xanh cho môi trường là một sự kết hợp hoàn hảo để cùng nhau hướng tới phát triển bền vững.

“Tôi mong muốn ngày càng nhiều sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào sứ mệnh bảo vệ môi trường, chung tay cùng các tổ chức phát triển, trường học, cộng đồng để có thể tạo ra nhiều tác động xã hội tích cực tới môi trường của chúng ta”, bà Trần Thị Hồng Gấm, Phó Giám đốc Chương trình Giáo dục và Xã hội, Hội đồng Anh tại Việt Nam cho biết.

Một trường hợp điển hình khác chính là sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” do UNESCO thực hiện tại các khu vực di sản của Việt Nam. Dự án đã lựa chọn các thiết kế sáng tạo sử dụng chất liệu rác thải nhựa và alummi của các nghệ sĩ và lắp đặt tại Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Hội An - Cù Lao Chàm.

“Trong thời gian tới, UNESCO sẽ tiếp tục phối hợp cùng Coca-Cola Việt Nam để thực hiện các chương trình, các sáng kiến, các dự án về môi trường tại các khu di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và các khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận”, đại diện UNESCO Việt Nam cho biết.

Sự thành công của một chiến dịch CSER được đánh giá trên nhiều yếu tố, nhưng trong tất cả, việc làm sao cho những sáng kiến môi trường được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng chính là nhờ vào sự góp tay của nhiều bên, để các sáng kiến thật sự tồn tại và mang lại những giá trị bền vững, tạo ra các giá trị xanh cho cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục