Thực hư sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm một khoản lớn chi phí sinh hoạt. Ngành sản xuất năng lượng cùng nhờ đó giảm đáng kể áp lực cung ứng điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên khai thác. Tuy nhiên, với cách thả nổi việc kiểm soát hay nói đúng hơn để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm tiết kiệm năng lượng do mình sản xuất ra như hiện nay, sản phẩm tiết kiệm năng lượng có thực sự tiết kiệm?
Thực hư sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm một khoản lớn chi phí sinh hoạt. Ngành sản xuất năng lượng cùng nhờ đó giảm đáng kể áp lực cung ứng điện, tiết kiệm nguồn tài nguyên khai thác. Tuy nhiên, với cách thả nổi việc kiểm soát hay nói đúng hơn để doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm tiết kiệm năng lượng do mình sản xuất ra như hiện nay, sản phẩm tiết kiệm năng lượng có thực sự tiết kiệm?

Người tiêu dùng cần quan tâm đến khả năng tiết kiệm điện trước khi mua các sản phẩm điện tử. Ảnh: THANH TÂM

Người tiêu dùng cần quan tâm đến khả năng tiết kiệm điện trước khi mua các sản phẩm điện tử. Ảnh: THANH TÂM

Sản phẩm nào cũng tiết kiệm năng lượng

Thời tiết đang nóng gay gắt nên các sản phẩm trị nóng rất hút hàng. Trong vai một người mua hàng, chúng tôi đến nhiều hệ thống siêu thị điện máy mua sản phẩm chống nóng. Và ở đâu, chúng tôi đều ghi nhận được đa số sản phẩm đều có công bố tiết kiệm năng lượng.

Điều đáng nói những nhãn này đều do doanh nghiệp tự công bố. Một số sản phẩm TV Led, nồi cơm điện, ấm đun nước… của những thương hiệu Samsung, Happy Cook, Gali được quảng cáo có tính năng tiết kiệm điện tối đa từ 20% - 40%, nhưng theo lời nhân viên siêu thị, đó chỉ là cam kết của nhà sản xuất.

Có mặt tại các siêu thị, chúng tôi chứng kiến phần lớn lựa chọn của người tiêu dùng vẫn dựa vào tư vấn của nhân viên bán hàng là chính. Chẳng hạn, tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim, sản phẩm Reetech RTV giá 6.400.000 đồng, dán biểu tượng tiết kiệm điện hình chiếc lá màu xanh, trên nền in dòng chữ “Tiết kiệm điện”. Đối với siêu thị điện máy Ebest (Lữ Gia, quận 11) các sản phẩm đều được nhân viên giới thiệu có tính năng tiết kiệm năng lượng nhưng không dán nhãn như: tủ lạnh Panasonic (340 lít, giá 9.990.000 đồng), quạt sạc Zaduto (658.000 đồng)…

Thậm chí nhiều nhân viên bán hàng tại siêu thị điện máy còn không biết nhãn năng lượng trông như thế nào. Đơn thuần họ chỉ biết sản phẩm có chữ tiết kiệm điện, nghĩa là tiết kiệm năng lượng – một nhân viên siêu thị điện máy Ebest cho biết. Tương tự, tại hệ thống siêu thị điện máy Chợ Lớn, Đệ Nhất Phan Khang… người tiêu dùng muốn biết sản phẩm có tiết kiệm năng lượng không đều phải hỏi nhân viên vì trên sản phẩm không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.

Thực tế thị trường đang mập mờ giữa sản phẩm tiết kiệm năng lượng với sản phẩm khác. Tại những khu vực cửa hàng nhỏ, lẻ bán đồ điện máy, điện tử trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình), Trường Chinh (quận 12)… sản phẩm tự mang danh tiết kiệm năng lượng còn được bán tràn lan không rõ nguồn gốc, xuất xứ… Khi chúng tôi muốn mua một chiếc quạt máy nhỏ (trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình), giá 100.000 đồng ghi chằng chịt tiếng Trung Quốc, không có tiếng Việt, nhân viên bán hàng khẳng định đây là sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

“Sản phẩm có tiết kiệm điện hay không phụ thuộc vào… số lần, thời gian người tiêu dùng sử dụng” – nhân viên N.M, bán tại cửa hàng điện máy trên đường Trường Chinh (quận 12) tư vấn.

Bất cập từ khâu quản lý

 Ông Trần Anh Hà, Trưởng phòng Quản lý năng lượng Sở Công thương TPHCM cho biết để quản lý tốt chất lượng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tránh được hệ quả “tiền mất tật mang” cho người tiêu dùng nhất thiết phải phân cấp mạnh quy trình, thủ tục chứng nhận. Theo đó, Bộ Công thương chỉ cần ban hành tiêu chí sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Còn lại các Sở Công thương địa phương – đơn vị quản lý doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm vận động, tuyên truyền thậm chí buộc doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng đạt yêu cầu mới được công bố và bày bán trên thị trường. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của Chiến lược quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 

Theo quy định của Chính phủ, ngày 15-5-2011 tất cả các phương tiện, thiết bị thuộc danh mục sử dụng năng lượng phải được dán nhãn năng lượng, nhưng tới thời điểm này việc triển khai không dễ. Thậm chí, rất ít doanh nghiệp biết quy định này.

Ông Trần Anh Hào, Trưởng phòng quản lý năng lượng Sở Công thương TPHCM, cho biết đa số những nhãn hoặc thông tin về sản phẩm tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm năng lượng đều do doanh nghiệp tự công bố, không cơ quan chức năng nào kiểm định. Còn nếu nói về chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng thì Bộ Công thương đã ban hành tiêu chí và tổ chức chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.

Điều đáng nói, đến nay đã gần 5 năm trôi qua nhưng số lượng sản phẩm được chứng nhận chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quá ít so với hàng triệu sản phẩm đang bán trên thị trường

.
Khi được hỏi tại sao làm thủ tục không chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, đại diện nhiều doanh nghiệp đều lắc đầu ngao ngán. Trước hết thủ tục để được chứng nhận quá rườm rà, phức tạp. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chỉ Bộ Công thương có quyền chứng nhận. Không chỉ vậy, hiện chưa có quy định nào không cho doanh nghiệp tự cam kết sản phẩm của mình tiết kiệm năng lượng nên doanh nghiệp không cần thiết phải đi đăng ký để được chứng nhận sản phẩm của mình tiết kiệm năng lượng.

MINH XUÂN – NGUYỄN TRUNG

Tin cùng chuyên mục