Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Anh và Latvia đã chỉ ra rằng Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt 39 loại thuốc chữa ung thư mới trong thời gian từ năm 2009 tới năm 2013 mà không có bằng chứng cho thấy hiệu quả điều trị.
Tổng cộng có 68 loại thuốc chữa ung thư đã được EMA cấp phép trong giai đoạn này. Ông Huseyin Naci, thuộc Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi khá ngạc nhiên về tỷ lệ cao các loại thuốc đưa ra thị trường mà chưa được kiểm chứng thực tế”. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ có khoảng một nửa số thuốc được cấp phép đã cải thiện đáng kể sự sống còn của bệnh nhân hoặc chất lượng cuộc sống của họ. Hiệu quả của các thuốc còn lại là “không chắc chắn”. Có 24 trong số 68 loại thuốc nói trên (chiếm 35%), lợi ích được giới hạn với trung bình kéo dài cuộc sống của bệnh nhân chỉ gần 3 tháng và tối đa gần 6 tháng.
Kết luận đăng trên tạp chí y khoa BMJ của Anh số ra trung tuần tháng 10, đã khiến dư luận lo ngại. Theo các nhà nghiên cứu, tình hình này có ý nghĩa tiêu cực đối với bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng. Các tác giả cho biết khi các loại thuốc đắt tiền nhưng chưa được kiểm nghiệm lâm sàng lại được chấp thuận và đưa vào hệ thống y tế của các chính phủ, tác hại với các bệnh nhân càng lớn.
Phản ứng về công trình nghiên cứu trên, EMA cho rằng họ đã thảo luận rộng rãi các bằng chứng về hiệu quả của các loại thuốc chữa ung thư và hoan nghênh các cuộc tranh luận thêm về vấn đề này.
Thế nhưng theo ông Naci, quá trình phê duyệt các loại thuốc hiện nay không yêu cầu các nhà sản xuất dược phẩm chứng minh rằng các phương pháp điều trị của họ cải thiện hoặc kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, không khuyến khích họ đưa thêm nhiều bằng chứng tốt hơn về hiệu quả của thuốc.
Kết luận đăng trên tạp chí y khoa BMJ của Anh số ra trung tuần tháng 10, đã khiến dư luận lo ngại. Theo các nhà nghiên cứu, tình hình này có ý nghĩa tiêu cực đối với bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng. Các tác giả cho biết khi các loại thuốc đắt tiền nhưng chưa được kiểm nghiệm lâm sàng lại được chấp thuận và đưa vào hệ thống y tế của các chính phủ, tác hại với các bệnh nhân càng lớn.
Phản ứng về công trình nghiên cứu trên, EMA cho rằng họ đã thảo luận rộng rãi các bằng chứng về hiệu quả của các loại thuốc chữa ung thư và hoan nghênh các cuộc tranh luận thêm về vấn đề này.
Thế nhưng theo ông Naci, quá trình phê duyệt các loại thuốc hiện nay không yêu cầu các nhà sản xuất dược phẩm chứng minh rằng các phương pháp điều trị của họ cải thiện hoặc kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, không khuyến khích họ đưa thêm nhiều bằng chứng tốt hơn về hiệu quả của thuốc.
Nghiên cứu cho thấy ngay cả trong số 23 loại thuốc được cho là cải thiện sự sống của bệnh nhân, 11 loại không đáp ứng được định nghĩa khiêm tốn về “lợi ích lâm sàng có ý nghĩa” do Hiệp hội Ung thư học châu Âu đưa ra. Theo ông Vinay Prasad, trợ lý giáo sư y khoa tại Đại học Y khoa Oregon, Mỹ, hầu hết các loại thuốc ung thư chi phí khoảng 100.000 USD/năm điều trị đang được phê duyệt dựa trên các bằng chứng hiệu quả “yếu hoặc chưa được kiểm tra”. Ông Prasad cho rằng hệ thống quản lý thuốc chữa ung thư có vấn đề. Nghiên cứu chỉ ra xu hướng ngày càng tăng của quá trình phê duyệt thuốc nhanh hơn, đặc biệt đối với các loại thuốc chữa ung thư, có thể đi kèm với chất lượng không tương xứng.
Theo ông, chi phí cao và sự độc hại của các loại thuốc chữa ung thư có nghĩa là ngành y tế có nghĩa vụ cân nhắc kỹ trước khi khuyến cáo bệnh nhân sử dụng. Ông Prasad trích dẫn thêm một nghiên cứu khác, công bố vào năm 2015, cho thấy hầu hết các loại thuốc chữa ung thư được Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận từ năm 2008 đến năm 2012 cũng không cho thấy bằng chứng nào giúp cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.