Tiêu chuẩn an toàn trên ô tô

Tiêu chuẩn an toàn trên ô tô
Tiêu chuẩn an toàn trên ô tô ảnh 1

Theo thống kê, tại Việt Nam hiện mỗi ngày có khoảng 36 sinh mạng bị cướp đi do tai nạn giao thông. Để hạn chế tai nạn, ngoài việc phải chấp hành nghiêm luật giao thông, người sử dụng ô tô cần phải biết chiếc xe mình sử dụng có trang bị các hệ thống an toàn hay không, để từ đó biết  vận dụng kiến thức cho hệ thống an toàn trên xe.

- Hệ thống cân bằng điện tử (ESP). Hệ thống cân bằng điện tử hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESP còn được tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Theo các chuyên gia, đây là hệ thống mà tất cả các phương tiện vận chuyển nào cũng cần phải có.
- Hệ thống kìm hãm sự lăn tròn. Tất cả những chiếc xe cao hơn như thể thao đa dụng, xe tải nhẹ, khi gặp rủi ro sẽ lăn bánh nhiều hơn gấp 2 đến 3 lần so với những chiếc xe khách. Thống kê của Cơ quan An toàn Giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) cho thấy, năm 2002 có 61% trong các tai nạn xe thể thao đa dụng, 45% trong các tai nạn xe tải nhỏ, nhưng chỉ có 22% trong các tai nạn xe khách là hậu quả của việc lăn tròn.
- Hệ thống thắng chống bó phanh (ABS). Hệ thống thắng chống bó phanh là hệ thống giúp tạo xung lực, kịp thời phát huy tác dụng chống lết bánh, đảm bảo hiệu quả phanh gấp tối ưu ngay cả trên bề mặt trơn trượt. Kiểu này thường được lắp trên các ô tô sang trọng, có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển số bánh xe bằng kỹ thuật số. Trong gần 2 thập kỷ trở lại đây, ABS được ứng dụng rộng rãi và giữ vị trí quan trọng trong danh mục tiêu chuẩn về độ an toàn của xe hơi cho người ngồi trong xe.
- Túi khí (Air bags). Hiện nay, tất cả những xe đời mới đều có túi khí kép ở trước và sau. Tuy nhiên, sự tinh vi của hệ thống túi khí này có thể biến thiên được. Ngoài ra, nhiều chiếc xe hạng sang còn trang bị thêm hệ thống túi khí thông minh, sử dụng bộ phận cảm biến điện để đánh giá tình hình rủi ro. Túi khí này thường được đặt ở cánh cửa hoặc sau lưng chỗ ngồi, nó sẽ hoạt động để bảo vệ toàn thân khi có tai nạn xảy ra. Nếu mức độ va chạm không mạnh thì túi khí sẽ được bom phồng ít lực, nếu mức độ va chạm mạnh thì túi khí sẽ có nhiều lực hơn và văng ra nhanh hơn.
- Dây đai an toàn. Trong các va chạm không đủ để kích nổ túi khí, người lái và hành khách vẫn được bảo vệ tránh các chấn thương nghiêm trọng bằng hệ thống dây đai an toàn. Trong các va chạm đủ để kích nổ túi khí, dây đai an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống túi khí để bảo vệ an toàn cho hành khách. Nói về công nghệ an toàn xe hơi, Mercedes là một trong những hãng phát minh tiên phong trong lĩnh vực này.

- Hệ thống kiểm soát hành trình. Hệ thống kiểm soát hành trình nhằm chỉnh cho các tay lái thiếu bình tĩnh, hay không ngừng tăng giảm tốc độ xe có thể gây nguy hiểm. Gần đây, hệ thống kiểm soát hành trình đã phát triển thành radar hoặc laser để giảm tốc độ khi xe đến gần xe khác với tên gọi Distronic Plus mà tất cả các xe Mercedes dòng S-class đều có.

- Hệ thống tự bảo vệ (Pre-Safe). Các chuyên gia Mercedes đã thể hiện sự sáng tạo và tài năng của mình với hệ thống tự bảo vệ-một hệ thống an toàn có thể nhận diện nguy cơ xảy ra tai nạn để ngay lập tức thiết lập các biện pháp bảo vệ. Hệ thống tự bảo vệ cũng đã có mặt tại Việt Nam với 2 dòng xe C-Class và E-Class (ảnh).

- Chỗ ngồi cho trẻ. Chỗ ngồi cho trẻ đáng ra phải được thiết kế riêng cho đến khi trẻ đủ lớn để có thể dùng dây đai an toàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng biện pháp thông thường nhất là cho trẻ ngồi vào chiếc ghế riêng và dán chặt chiếc ghế đó vào ghế của xe, sau đó dùng dây đai an toàn ràng ghế của trẻ lại. Hiện nay, những chiếc ô tô đời mới thường có thêm hệ thống dây chằng (LATCH) để hỗ trợ những chiếc ghế của trẻ được cố định vào xe hơn là dùng hệ thống dây đai an toàn.

LƯU ÁI

Tin cùng chuyên mục