Công việc này đã được thực hiện âm thầm từ nhiều năm qua, song song với các biện pháp hỗ trợ mạnh từ ban quan lý các chợ đầu mối, cũng như các đơn vị chuyên trách của TPHCM.
Mỗi đêm, hàng hóa chuyển về các chợ đầu mối của TPHCM như Thủ Đức, Bình Điền, Hóc Môn lên tới hàng chục ngàn tấn. Từ đây, các mặt hàng sẽ được phân phối đi khắp các quận, huyện trên địa bàn TPHCM cũng như địa phương giáp ranh TPHCM. Tất nhiên, ngoài nỗ lực chung của nhiều cơ quan chuyên trách, trong đó có ban quản lý các chợ, Ban Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM, thì chính giới thương nhân cũng đã và đang chủ động làm tốt công tác “lọc” hàng một cách nhịp nhàng, uyển chuyển ngay từ đầu nguồn.
Khi bầu trời còn lờ mờ sương đêm, tại các chợ đầu mối đã bắt đầu “thức giấc” cho phiên chợ đầy sôi động. Xe tải lớn, nhỏ các loại tấp nập “nhả hàng”, “ăn hàng” tại các chợ đầu mối. Công nhân bốc vác thoăn thoắt chuyển hàng cho những chuyến xe dài nối đuôi nhau vào chợ. Hoa, rau củ quả, hải sản tươi sống, thịt các loại đều được bày bán ở những chợ đầu mối này. Trao đổi với chúng tôi, chị Cúc Thu, tiểu thương chuyên doanh trái cây ở chợ Thủ Đức, chia sẻ để có các mặt hàng trước khi nhập chợ (từ 5-6 tấn/đêm), chị phải xuống trực tiếp làm việc với bà con nông dân ở các tỉnh miền Tây, như vựa quýt Lai Vung (Đồng Tháp); xoài, nhãn, vú sữa (Tiền Giang); cam, bưởi (Vĩnh Long); dưa hấu (Long An)… để trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nông dân, cũng như duy trì nguồn hàng ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Khi bầu trời còn lờ mờ sương đêm, tại các chợ đầu mối đã bắt đầu “thức giấc” cho phiên chợ đầy sôi động. Xe tải lớn, nhỏ các loại tấp nập “nhả hàng”, “ăn hàng” tại các chợ đầu mối. Công nhân bốc vác thoăn thoắt chuyển hàng cho những chuyến xe dài nối đuôi nhau vào chợ. Hoa, rau củ quả, hải sản tươi sống, thịt các loại đều được bày bán ở những chợ đầu mối này. Trao đổi với chúng tôi, chị Cúc Thu, tiểu thương chuyên doanh trái cây ở chợ Thủ Đức, chia sẻ để có các mặt hàng trước khi nhập chợ (từ 5-6 tấn/đêm), chị phải xuống trực tiếp làm việc với bà con nông dân ở các tỉnh miền Tây, như vựa quýt Lai Vung (Đồng Tháp); xoài, nhãn, vú sữa (Tiền Giang); cam, bưởi (Vĩnh Long); dưa hấu (Long An)… để trao đổi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nông dân, cũng như duy trì nguồn hàng ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
“Ngoài việc sản phẩm sau thu hoạch được kiểm tra, test mẫu định kỳ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thì chính người kinh doanh cũng chủ động rà soát, cung cấp những mặt hàng thực sự chất lượng cho người tiêu dùng. Tôi từng từ chối nhiều mối hàng thân quen do sản phẩm có sử dụng chất cấm, không đảm bảo an toàn”, chị Cúc Thu nói. Theo ông Nguyễn Nhu, Phó Giám đốc Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, nhìn chung các mặt hàng về chợ hàng đêm có xuất xứ trong nước là chính, chỉ số ít nhập khẩu. Riêng các mặt hàng có xuất xứ Trung Quốc nhập về chợ chưa tới 10%.
Tương tự, các tiểu thương tại chợ đầu mối Hóc Môn cũng thông tin, việc kiểm soát, giám sát chất lượng thực phẩm tại nguồn đã được bà con chủ động từ hàng chục năm nay. Điển hình như các vựa của ông Thanh Vân, bà Chất… Với tiểu thương Võ Thị Chất, các mặt hàng khổ qua, rau củ, bầu bí đều được bà giám sát chặt chẽ tại vùng nguyên liệu, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho nông dân phân bón, hạt giống, các chi phí phụ khác… Đổi lại, thời gian gieo trồng, chăm sóc, xịt thuốc gì, bón phân gì của bà con đều được ghi sổ và bà Chất sẽ trực tiếp hoặc cử người thân đến nơi giám sát. Quy trình diễn ra khá nhịp nhàng và trông có vẻ bình thường, nhưng để làm được điều này cần lắm sự hợp tác của cả bà con nông dân lẫn tiểu thương, để 2 bên thấy được lợi ích lâu dài chính là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, vì an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. “Để “chăm” cho hàng chục tấn hàng về chợ mỗi đêm luôn đảm bảo chất lượng, an toàn là điều không dễ, cần phải có sự dày công, tâm huyết của những người trong cuộc”, ông Nguyễn Nhu nhận xét.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Chợ đầu mối Hóc Môn, trong bối cảnh hiện lượng rau quả, thực phẩm do TPHCM cung cấp ra thị trường không nhiều, chủ yếu trông chờ vào nguồn hàng đến từ các tỉnh bạn nên việc trực tiếp đến tận nơi để giám sát, hỗ trợ bà con nông dân để sản xuất thực phẩm an toàn mang tính chủ động, rất tích cực. Tương tự, nhìn nhận về vai trò năng động, tích cực của tiểu thương khi tiên phong giám sát hàng hóa tại nguồn, bà Trần Thúy Liên, Giám đốc Chợ đầu mối Bình Điền, khẳng định rằng ngoài vai trò kiểm tra, giám sát của Ban quản lý chợ khi phối hợp cùng Ban quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP, việc tiểu thương của chợ cùng chung tay giám sát trực tiếp, hoặc gián tiếp trong chuỗi nuôi trồng ở mỗi hộ nông dân trước khi sản phẩm đem về chợ là điều nên làm, rất đáng khuyến khích.
Trong quá trình hội nhập, khi các nước láng giềng đã và đang mạnh tay siết chặt việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm từ Việt Nam, thì chính các tiểu thương cũng phải chủ động trong việc này. Đảm bảo chuỗi sản xuất an toàn từ ruộng vườn, trang trại đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm là điều cần phải nâng cao, nếu người kinh doanh và cả bà con nông dân muốn tiếp tục phát triển, tìm được đầu ra ổn định cho nông sản nội địa.
Tương tự, các tiểu thương tại chợ đầu mối Hóc Môn cũng thông tin, việc kiểm soát, giám sát chất lượng thực phẩm tại nguồn đã được bà con chủ động từ hàng chục năm nay. Điển hình như các vựa của ông Thanh Vân, bà Chất… Với tiểu thương Võ Thị Chất, các mặt hàng khổ qua, rau củ, bầu bí đều được bà giám sát chặt chẽ tại vùng nguyên liệu, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho nông dân phân bón, hạt giống, các chi phí phụ khác… Đổi lại, thời gian gieo trồng, chăm sóc, xịt thuốc gì, bón phân gì của bà con đều được ghi sổ và bà Chất sẽ trực tiếp hoặc cử người thân đến nơi giám sát. Quy trình diễn ra khá nhịp nhàng và trông có vẻ bình thường, nhưng để làm được điều này cần lắm sự hợp tác của cả bà con nông dân lẫn tiểu thương, để 2 bên thấy được lợi ích lâu dài chính là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, vì an toàn sức khỏe của người tiêu dùng. “Để “chăm” cho hàng chục tấn hàng về chợ mỗi đêm luôn đảm bảo chất lượng, an toàn là điều không dễ, cần phải có sự dày công, tâm huyết của những người trong cuộc”, ông Nguyễn Nhu nhận xét.
Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Chợ đầu mối Hóc Môn, trong bối cảnh hiện lượng rau quả, thực phẩm do TPHCM cung cấp ra thị trường không nhiều, chủ yếu trông chờ vào nguồn hàng đến từ các tỉnh bạn nên việc trực tiếp đến tận nơi để giám sát, hỗ trợ bà con nông dân để sản xuất thực phẩm an toàn mang tính chủ động, rất tích cực. Tương tự, nhìn nhận về vai trò năng động, tích cực của tiểu thương khi tiên phong giám sát hàng hóa tại nguồn, bà Trần Thúy Liên, Giám đốc Chợ đầu mối Bình Điền, khẳng định rằng ngoài vai trò kiểm tra, giám sát của Ban quản lý chợ khi phối hợp cùng Ban quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP, việc tiểu thương của chợ cùng chung tay giám sát trực tiếp, hoặc gián tiếp trong chuỗi nuôi trồng ở mỗi hộ nông dân trước khi sản phẩm đem về chợ là điều nên làm, rất đáng khuyến khích.
Trong quá trình hội nhập, khi các nước láng giềng đã và đang mạnh tay siết chặt việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm từ Việt Nam, thì chính các tiểu thương cũng phải chủ động trong việc này. Đảm bảo chuỗi sản xuất an toàn từ ruộng vườn, trang trại đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm là điều cần phải nâng cao, nếu người kinh doanh và cả bà con nông dân muốn tiếp tục phát triển, tìm được đầu ra ổn định cho nông sản nội địa.