Từ vụ việc của Sulaiman, nhiều tờ báo trên thế giới một lần nữa nêu bật sự lo ngại về tình trạng tin giả, “tin vịt” tràn lan trên các trang mạng xã hội hiện nay, trong đó, tờ L’Obs đặc biệt quan ngại về nguy cơ truyền thông truyền thống bị đẩy lùi với sự lên ngôi của các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, đang đóng vai trò như các phương tiện truyền thông mới.
Trả lời phỏng vấn tờ L’Obs, nhà báo Frederic Filloux cảnh báo việc đang chứng kiến sự ra đời của một thế hệ độc giả toàn cầu “được thông tin rất kém” do truyền thông chủ lưu mất đất, lĩnh vực truyền thông bị bỏ ngỏ, tin giả, tin bịa đặt tràn ngập. Từ đó, công chúng ngày càng có xu hướng đánh đồng các thông tin nghiêm túc, có chất lượng - phải rất công phu mới làm ra được - với loại thông tin chắp vá, nửa thực, nửa hư, gây ngộ nhận.
Ông Filloux chỉ ra thủ phạm trực tiếp của tình trạng này là hệ thống các mạng xã hội, trang mạng thông tin “miễn phí” sống chủ yếu nhờ vào quảng cáo, đã thay thế các phương tiện truyền thông truyền thống trong việc đưa tin, nhưng lại không có trách nhiệm về chất lượng của thông tin được đăng tải. Các chính phủ trên thế giới nếu tiếp tục để tin giả, tin thật lẫn lộn như vậy, không sớm thì muộn sẽ phải đối mặt với các thảm họa. Bởi hệ quả của điều này là sự bùng phát không gì kiểm soát nổi của các quan điểm cực đoan.
Ông Filloux kêu gọi “truyền thông hãy rời khỏi Facebook” (rời khỏi không có nghĩa là đoạn tuyệt, mà chủ yếu là không để Facebook nắm quyền kiểm soát các quan hệ với bạn đọc), đề nghị các phương tiện truyền thông trở lại làm đúng sứ mạng của mình. Mặt khác, nhằm hỗ trợ độc giả sàng lọc các thông tin không xác thực, ông Filloux đã lập ra thuật toán tự động Deepnews.ai dùng để thẩm định thông tin tốt, có chất lượng và đang được hoàn thiện, mà hiện theo ông Filloux có tỷ lệ chính xác ở mức khoảng 95%. Deepnews.ai được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hàng chục triệu bài báo thuộc 8 cơ sở truyền thông khác nhau.
Tuy nhiên, Facebook chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra vấn đề sâu xa hơn nằm ở mô hình kinh tế chủ lưu hiện nay của nền kinh tế kỹ thuật số, với các đại gia thuộc nhóm GAFAM (bao gồm Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft). Riêng Google và Facebook thu hút đến 80% tiền bán quảng cáo tại Bắc Mỹ và châu Âu. Theo giới quan sát, chủ trương thông tin “miễn phí” tưởng như là một ý tưởng tốt của một thời, lại trở thành cơ sở cho quan điểm làm ăn mang tính “lưu manh”. Có thể hiểu nôm na là nếu như có miễn phí mặt này, thì sẽ có “đánh cắp” ở mặt khác để bù lại, ví như vụ đánh cắp các dữ liệu cá nhân người dùng Facebook của công ty Cambridge Analytica.
Tờ Le Point của Pháp kêu gọi đưa các tập đoàn tin học “trở lại với nhà nước pháp quyền”, với trách nhiệm xã hội, góp phần chấm dứt tình trạng tin giả tràn lan, tránh viễn cảnh xã hội rối loạn vì những thông tin bịa đặt, tin đồn thổi thất thiệt.
Trả lời phỏng vấn tờ L’Obs, nhà báo Frederic Filloux cảnh báo việc đang chứng kiến sự ra đời của một thế hệ độc giả toàn cầu “được thông tin rất kém” do truyền thông chủ lưu mất đất, lĩnh vực truyền thông bị bỏ ngỏ, tin giả, tin bịa đặt tràn ngập. Từ đó, công chúng ngày càng có xu hướng đánh đồng các thông tin nghiêm túc, có chất lượng - phải rất công phu mới làm ra được - với loại thông tin chắp vá, nửa thực, nửa hư, gây ngộ nhận.
Ông Filloux chỉ ra thủ phạm trực tiếp của tình trạng này là hệ thống các mạng xã hội, trang mạng thông tin “miễn phí” sống chủ yếu nhờ vào quảng cáo, đã thay thế các phương tiện truyền thông truyền thống trong việc đưa tin, nhưng lại không có trách nhiệm về chất lượng của thông tin được đăng tải. Các chính phủ trên thế giới nếu tiếp tục để tin giả, tin thật lẫn lộn như vậy, không sớm thì muộn sẽ phải đối mặt với các thảm họa. Bởi hệ quả của điều này là sự bùng phát không gì kiểm soát nổi của các quan điểm cực đoan.
Ông Filloux kêu gọi “truyền thông hãy rời khỏi Facebook” (rời khỏi không có nghĩa là đoạn tuyệt, mà chủ yếu là không để Facebook nắm quyền kiểm soát các quan hệ với bạn đọc), đề nghị các phương tiện truyền thông trở lại làm đúng sứ mạng của mình. Mặt khác, nhằm hỗ trợ độc giả sàng lọc các thông tin không xác thực, ông Filloux đã lập ra thuật toán tự động Deepnews.ai dùng để thẩm định thông tin tốt, có chất lượng và đang được hoàn thiện, mà hiện theo ông Filloux có tỷ lệ chính xác ở mức khoảng 95%. Deepnews.ai được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hàng chục triệu bài báo thuộc 8 cơ sở truyền thông khác nhau.
Tuy nhiên, Facebook chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra vấn đề sâu xa hơn nằm ở mô hình kinh tế chủ lưu hiện nay của nền kinh tế kỹ thuật số, với các đại gia thuộc nhóm GAFAM (bao gồm Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft). Riêng Google và Facebook thu hút đến 80% tiền bán quảng cáo tại Bắc Mỹ và châu Âu. Theo giới quan sát, chủ trương thông tin “miễn phí” tưởng như là một ý tưởng tốt của một thời, lại trở thành cơ sở cho quan điểm làm ăn mang tính “lưu manh”. Có thể hiểu nôm na là nếu như có miễn phí mặt này, thì sẽ có “đánh cắp” ở mặt khác để bù lại, ví như vụ đánh cắp các dữ liệu cá nhân người dùng Facebook của công ty Cambridge Analytica.
Tờ Le Point của Pháp kêu gọi đưa các tập đoàn tin học “trở lại với nhà nước pháp quyền”, với trách nhiệm xã hội, góp phần chấm dứt tình trạng tin giả tràn lan, tránh viễn cảnh xã hội rối loạn vì những thông tin bịa đặt, tin đồn thổi thất thiệt.