Tôm “sống” nhờ… chất vấn!

Năm 2012 đã khép lại với nhiều dấu ấn liên quan đến “tam nông”. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân nóng lên từ các kỳ họp HĐND tỉnh, thành đến diễn đàn Quốc hội. Trong khi lúa, gạo tạm yên ắng, thì câu chuyện cá tra, con tôm được nhiều đại biểu quan tâm. Quan tâm bởi đây là hai mặt hàng chịu nhiều rủi ro. Giá cá tra luôn ở ngưỡng thấp hơn giá thành sản xuất, trong khi đó vùng nuôi tôm thiệt hại nặng, khi mất trắng hàng ngàn hécta.

Năm 2012 đã khép lại với nhiều dấu ấn liên quan đến “tam nông”. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân nóng lên từ các kỳ họp HĐND tỉnh, thành đến diễn đàn Quốc hội. Trong khi lúa, gạo tạm yên ắng, thì câu chuyện cá tra, con tôm được nhiều đại biểu quan tâm. Quan tâm bởi đây là hai mặt hàng chịu nhiều rủi ro. Giá cá tra luôn ở ngưỡng thấp hơn giá thành sản xuất, trong khi đó vùng nuôi tôm thiệt hại nặng, khi mất trắng hàng ngàn hécta.

Có thể nói, nhờ sự cọ sát, tiếp xúc với cử tri mà nhiều Đại biểu đã đặt vấn đề nóng đúng thời điểm, để Chính phủ nhanh chóng có những điều chỉnh để hỗ trợ nông dân, nhất là nông dân nuôi tôm bị thiệt hại nặng.

Cụ thể trong phiên chất vất trực tiếp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại Quốc hội (ngày 13-11-2012), Đại biểu Trần Khắc Tâm (Đoàn đại biểu Sóc Trăng) đã nêu vấn đề: “Công văn số 5294 ngày 20-8-2012 của Ngân hàng Nhà nước ghi: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1149 ngày 8/8/2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên tại công văn này Ngân hàng Nhà nước bóp lại chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng vay là các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt heo, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Như vậy, con tôm sú không nằm trong diện này, đây là một bất lợi và thiệt thòi nặng nề cho người nuôi tôm. Bởi người nuôi cá tra bị thua lỗ ít nhiều có bán được cá, trong khi đó hàng chục ngàn người nuôi tôm đang bị thiệt hại bởi bệnh lạ tôm sú chết hàng loạt”.

Đại biểu Trần Khắc Tâm đặt câu hỏi: “Tới đây, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ con tôm như đối với cá tra theo Công văn 1149 ban hành tháng 8-2012 của Thủ tướng Chính phủ là giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất 11%/năm hay không?”. Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói: “Chúng tôi sẽ nhanh chóng có đánh giá để cùng phối hợp với Bộ NN-PTNT để bổ sung con tôm vào trong danh mục này”.

Ngày 14-12-2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về giải quyết khó khăn đối với sản xuất và tiêu thụ cá tra và tôm. Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý bổ sung đối tượng là doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân nuôi và chế biến, xuất khẩu tôm được hưởng chính sách nêu tại điểm 1 công văn 1149/T.TG-KTN ( nghĩa là được giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất 11%/năm).

Năm 2012 là năm người nuôi tôm điêu đứng, dịch bệnh làm cho hơn 100.000 ha tôm chết, thiệt hại hàng chục ngàn tỷ đồng. Nguồn lực đầu tư của hàng triệu nông dân, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm cạn kiệt. Như vậy, từ chất vấn của Đại biểu Quốc hội, người nuôi tôm bị thiệt hại, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm đã được bổ sung vốn, hỗ trợ trong lúc gặp khó khăn. Đây thật sự là “chiếc phao” cho vựa tôm đang lao đao ở ĐBSCL.

PHONG CAO

Tin cùng chuyên mục