Cầu truyền hình 50 năm, huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Tôn vinh một thiên anh hùng ca của dân tộc

Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2011), Báo Quân Đội Nhân Dân, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Đài Truyền hình TPHCM phối hợp thực hiện cầu truyền hình với tên gọi 50 năm, huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển với ba điểm cầu: Nhà hát truyền hình (Đài Truyền hình TPHCM) - Vũng Rô (Phú Yên) – Vàm Lũng (Cà Mau) diễn ra lúc 17 giờ 30 đến 20 giờ ngày 11-10 trên HTV9.
Tôn vinh một thiên anh hùng ca của dân tộc

(SGGP).- Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển (23-10-1961 – 23-10-2011), Báo Quân Đội Nhân Dân, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Đài Truyền hình TPHCM phối hợp thực hiện cầu truyền hình với tên gọi 50 năm, huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển với ba điểm cầu: Nhà hát truyền hình (Đài Truyền hình TPHCM) - Vũng Rô (Phú Yên) – Vàm Lũng (Cà Mau) diễn ra lúc 17 giờ 30 đến 20 giờ ngày 11-10 trên HTV9.
 
50 năm đã qua, đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường huyền thoại của dân tộc, vẫn là niềm tự hào, là dấu son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với mong muốn tôn vinh những con người đã làm nên những chuyến đi biển thần kỳ, không quản ngại hiểm nguy để vận chuyển vũ khí vào Nam và cũng là để nhắc nhở cho con cháu, cho thế hệ trẻ hôm nay về những kỳ tích của cha ông ta năm xưa, cầu truyền hình 50 năm, huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển muốn gửi đến thông điệp cho khán giả trên khắp cả nước về ý nghĩa lớn lao này.
 
Ông Bá Hùng, Trưởng ban Chuyên đề HTV, cho biết: “Đây là một chương trình hoành tráng và quy mô, mang tính chất giao lưu chính luận. Chương trình gồm 3 phần chính: Phần tôn vinh những con người, tập thể đã xây dựng nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển. Phần tiếp theo là những thước phim ngắn đưa thông tin về sự hình thành, bối cảnh ra đời và phát triển của đường Hồ Chí Minh trên biển; ở phần này sẽ giới thiệu những gương hy sinh, ý chí bất khuất dũng cảm cùng những sáng tạo của những chiến sĩ trên tàu không số; giới thiệu những bến tập kết của tàu không số, trải dài từ Quân khu 5 đến Quân khu 9 ngày ấy (từ Quảng Ngãi đến Cà Mau). Phần cuối cùng là những tiết mục văn nghệ ca nhạc, ca cổ, múa…”.

NHƯ HOA

Tin cùng chuyên mục