Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 76.247 tỷ đồng, tăng 13,2% so với tháng cùng kỳ và chiếm 67,61% trong tổng mức. Nguyên nhân tăng khá so cùng kỳ do tháng 1 là tháng cao điểm phục vụ Tết Nguyên đán 2020, nhu cầu mua sắm hàng hóa và tiêu dùng của dân cư tăng cao hơn các tháng trước.
Doanh thu các mặt hàng phục vụ tết tăng khá như lương thực, thực phẩm tăng 5,4% so tháng liền trước và tăng 13,8% so cùng kỳ; hàng may mặc tăng 4,4% so tháng trước và tăng 14,8% so cùng kỳ; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,2% so tháng trước và tăng 13,7% so cùng kỳ...
Các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống và cửa hàng đã triển khai tăng lượng nguồn cung ứng hàng hoá nhằm phục vụ tối đa nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán vừa qua, với sức mua tăng khoảng 30% so với tháng thường, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng bánh kẹo, mứt tết, giỏ quà tết. Tương tự, mua sắm sản phẩm phục vụ nhu cầu trang trí nội thất cũng tăng nhanh.
Các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Satra, Aeon - Citimart, Big C tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá từ 5% - 49% cho hàng ngàn mặt hàng, góp phần giúp sức mua tăng cao trong tháng đầu tiên của năm 2020.
Về hoạt động xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp TPHCM tại các cửa khẩu trên cả nước trong tháng 1-2020 ước đạt 3.933,7 triệu USD, giảm 5,0% so với tháng 12-2019, nhưng tăng 10,2% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP qua cửa khẩu tại TPHCM ước đạt 3.921,2 triệu USD, tăng 17,3% so cùng kỳ, nếu không tính dầu thô, kim ngạch, ước đạt 3.734,2 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ giảm 7,6%).
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ, bao gồm: gạo tăng 25,1%, rau quả tăng 22,6%, máy vi tính, sản phẩm điện tử - linh kiện điện tử tăng 92,6%...
Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp TPHCM tại các cửa khẩu trên cả nước tháng 1 ước đạt 4.527,2 triệu USD, giảm 8% so với tháng 12-2019, nhưng tăng 10,5% so với cùng kỳ. Riêng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp TP qua cảng TPHCM ước đạt 4.146,7 triệu USD, giảm 4,1% so với tháng trước, nhưng tăng 17,0% so với tháng cùng kỳ năm 2019.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Lãi suất Chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM thấp nhất 5,9%/năm
-
Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng
-
Chương trình bình ổn giá tại TPHCM phát huy hiệu quả
-
Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định
-
Phát triển nền nông nghiệp bền vững
-
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa cho người dân thành phố
-
TPHCM: 133 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
-
Hà Nội: Phát triển 30-40 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
-
Vissan tái cơ cấu ngành thực phẩm tươi sống, mở rộng bán hàng online
-
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 10,2%