TPHCM: Nhiều chuyển biến trong ngành công nghệ sinh học

Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, công nghệ sinh học (CNSH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển nhiều ngành công nghiệp…

Đối với nước ta, một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp, công nghệ sinh học (CNSH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển nhiều ngành công nghiệp…

Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho rằng, CNSH nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng; nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học đã được nâng lên một bước. Điều này có thể thấy rõ, ngành CNSH TPHCM từ năm 2006 đến nay đã có bước tiến đáng kể, được đầu tư phát triển, nâng cao tiềm lực về KH-CN, đặc biệt về cơ sở vật chất. Đã có các đơn vị nghiên cứu được trang bị những phương tiện hiện đại không kém các phòng thí nghiệm ở nước ngoài.

Song song đó, các đề tài nghiên cứu, các dự án thử nghiệm đã tiếp cận được các công nghệ nền của CNSH (công nghệ gene, công nghệ enzym-protein, công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ nano sinh học), đồng thời ứng dụng và phát triển các công nghệ nền của CNSH tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài.

Sự ra đời của Khu Công nghệ cao TPHCM, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và chương trình hợp tác giữa TP với các tổ chức KH-CN trong và ngoài nước (Viện KH-CN, Đại học Quốc gia TPHCM, Trung tâm Kỹ thuật Di truyền - Cuba, Đại học Tsukuba - Nhật Bản…) cùng các đề tài, dự án công nghệ sinh học được thực hiện từ nguồn ngân sách TP đã thu được những kết quả nhất định và bước đầu đã tạo ra một số sản phẩm CNSH có hàm lượng công nghệ cao phục các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, y tế, dược phẩm, thực phẩm, môi trường…

Đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao phục vụ các chương trình trọng điểm của TP và khu vực (hoa, cây kiểng; rau an toàn; nuôi trồng thủy sản: tôm, cá tra…). Một số sản phẩm của công nghệ vi sinh, công nghệ gene đã và đang được xúc tiến thương mại hóa. Bước đầu tạo ra một số sản phẩm CNSH có hàm lượng công nghệ khá cao như vắc xin cho thú y, các bộ kit xét nghiệm đặc hiệu vi khuẩn, virus gây bệnh trên người, vật nuôi, trên cơ sở này góp phần hình thành một số công ty CNSH tại TP…

Điều này đã khẳng định, với vai trò là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cũng là vùng động lực phát triển KH-CN ở khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, TPHCM đã xác định vị trí ưu tiên cho ngành CNSH, là một trong bốn ngành mũi nhọn: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và cơ khí - tự động hóa là những bước đi căn cơ, hợp lý…

TẤN BA

Tin cùng chuyên mục