Theo đó, thí sinh Nguyễn Ngọc Hương (TPHCM) với dự án bột rau sấy lạnh đã giành giải nhất, trị giá 50 triệu đồng, được hỗ trợ vốn vay tối đa 1 tỷ đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm; 2 giải nhì thuộc về thí sinh Trương Lê Huy Hoàng (Đồng Tháp) với dự án sản xuất snack dinh dưỡng cao từ cá da trơn và thí sinh Phạm Minh Tiến (TPHCM) với dự án mật dừa nước và các sản phẩm có giá trị từ dừa nước, mỗi giải trị giá 30 triệu đồng; được hỗ trợ vốn vay tối đa 500 triệu đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Được triển khai từ tháng 4-2019, cuộc thi dự án Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thanh niên nông thôn - năm 2019 đã nhận được 225 dự án tham gia đến từ 48 tỉnh thành trên cả nước. Các địa phương có số lượng dự án góp mặt nhiều ở vòng bán kết gồm: Hậu Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, TP Hà Nội, An Giang, Bắc Kạn, Sơn La và TPHCM.
Có 29 dự án xuất sắc đến từ 22 tỉnh thành vào vòng chung kết. Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp cùng Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 23 đến 24-11 tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM.
Các tin, bài viết khác
-
Lãi suất Chương trình bình ổn thị trường tại TPHCM thấp nhất 5,9%/năm
-
Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng
-
Chương trình bình ổn giá tại TPHCM phát huy hiệu quả
-
Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định
-
Phát triển nền nông nghiệp bền vững
-
Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa cho người dân thành phố
-
TPHCM: 133 địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
-
Hà Nội: Phát triển 30-40 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP
-
Vissan tái cơ cấu ngành thực phẩm tươi sống, mở rộng bán hàng online
-
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 10,2%