Trào lưu viết tiểu thuyết trên Twitter

Viết tiểu thuyết trên mạng xã hội Twitter ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Cha đẻ của loại hình sáng tác này là nhà văn Mỹ Matt Stewart. Năm 2009, Stewart thất vọng vì không nhà xuất bản nào chịu ấn hành tiểu thuyết The French Revolution của ông. Cuối cùng, ông đã quyết định cắt tác phẩm thành nhiều đoạn nhỏ đăng trên Twitter và nhận được nhiều phản hồi tốt đẹp từ độc giả. Sau đó, các nhà xuất bản đã liên lạc với Stewart để thương lượng về việc phát hành.

Viết tiểu thuyết trên mạng xã hội Twitter ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Cha đẻ của loại hình sáng tác này là nhà văn Mỹ Matt Stewart. Năm 2009, Stewart thất vọng vì không nhà xuất bản nào chịu ấn hành tiểu thuyết The French Revolution của ông. Cuối cùng, ông đã quyết định cắt tác phẩm thành nhiều đoạn nhỏ đăng trên Twitter và nhận được nhiều phản hồi tốt đẹp từ độc giả. Sau đó, các nhà xuất bản đã liên lạc với Stewart để thương lượng về việc phát hành.

Sau khi The French Revolution ra mắt độc giả Mỹ không lâu thì nhà văn Jinsei Tsuji cũng bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết trên Twitter đầu tiên, mở đường cho văn học Nhật tiếp cận với phương thức sáng tác mới này. Nhà văn nữ  Mitsuyo Kakuta (nổi tiếng với hai tác phẩm Woman on the other shore và Hanging Garden)  cũng cảm thấy đây là một phương thức sáng tác thú vị và hiện tác phẩm mới của bà trên Twitter rất được các bạn trẻ yêu thích.

Tiếp sau Mỹ và Nhật, Trung Quốc với 500 triệu người lướt web mỗi ngày được xem là mảnh đất màu mỡ để tiểu thuyết trên Twitter phát triển. Tháng 4-2011, Tình yêu thời Microblog của nhà văn Văn Hoa Hạm phát hành tại Trung Quốc, trở thành tác phẩm Hoa ngữ viết trên Twitter đầu tiên được xuất bản một cách chính thống. Theo dự đoán của giới chuyên môn, thị trường sách năm 2011 sẽ tràn ngập các tác phẩm thuộc định dạng này.

Ưu điểm khi viết tiểu thuyết trên Twitter so với phương thức sáng tác truyền thống chính là sự tương tác mạnh mẽ giữa nhà văn và người đọc. Ngày trước, mỗi khi cầm bút nhà văn đều dựa vào cảm xúc bản thân, số phận, cuộc đời nhân vật do một tay nhà văn tạo nên.

Nhưng khi viết trên Twitter, những cảm xúc ấy có thể sẽ thay đổi khi đọc comment (bình luận) của độc giả. Nhà văn Văn Hoa Hạm chia sẻ, các nhân vật trong Tình yêu thời Microblog được xây dựng dựa trên các hình tượng có thật. Đó chính là các blogger đã viếng thăm và viết comment khi đọc tác phẩm. Tất cả các lời comment đó được ông dẫn vào truyện, tạo nên mối quan hệ khăng khít, mang tính chất hỗ tương giữa người viết và độc giả.

Tuy nhiên, khi viết tiểu thuyết trên Twitter, nhà văn bị giới hạn số lượng chữ do mỗi đoạn văn không được vượt quá 140 ký tự. Chính sự ngắn gọn này đôi khi tạo nên những đứt gãy trong mạch truyện, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phát triển câu phức, dùng từ đa nghĩa hoặc sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ trong văn học để làm phong phú hình thức diễn đạt.

Các nhà phê bình quan ngại, nếu những yếu tố cơ bản trên không xuất hiện trong tác phẩm thì liệu đó có phải là một sáng tác văn học chân chính hay chỉ là những câu đơn nghĩa nối lại thành một câu chuyện dài?

Nhà văn Jinsei Tsuji mặc dù rất thành công với khi viết tiểu thuyết trên Twitter nhưng vẫn thẳng thắn nhận định, đây chỉ là loại hình sáng tác mang tính nhất thời, khi một công cụ giao tiếp mới xuất hiện, hấp dẫn hơn Twitter thì định dạng tiểu thuyết này sẽ xuống dốc và bị thay thế bằng một định dạng khác hiện đại hơn.

Suy cho cùng, bản chất của Twitter vẫn chỉ là một dịch vụ mạng xã hội nhắn tin đơn thuần, bởi sáng tác văn học khó lòng chỉ gói gọn trong 140 ký tự.

THÔI THÔI

Tin cùng chuyên mục