Trong đó, có 20 nhóm cùng sở thích được thành lập từ các hợp tác xã nông nghiệp tại Phước Hiệp (huyện Tuy Phước), Thuận Nghĩa (huyện Tây Sơn) và Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn).
Để duy trì, phát triển 40 nhóm cùng sở thích trên, Bình Định đã chi ra 6,5 tỷ đồng đầu tư hạ tầng, hỗ trợ các hộ vay vốn xây dựng khu sản xuất rau. Ngoài ra, Sở NN-PTNT Bình Định mở thêm 40 lớp để đào tạo, hỗ trợ kiến thức trồng rau an toàn cho nông dân.
Qua triển khai năm đầu tiên (2020), các nhóm cùng sở thích đã lấy thương hiệu “Lá Lành” sản xuất được 300 tấn rau an toàn cung cấp cho các siêu thị, khu du lịch, khu công nghiệp, chợ trung tâm huyện ở Bình Định và một số tỉnh ở khu vực Nam Trung bộ.
Thông qua mô hình trên, sản lượng rau, củ, quả của người nông dân tham gia bán ra các thị trường tăng 10%-15%, giảm thiểu được nhiều rủi ro từ yếu tố thị trường; thu nhập của người dân tăng khoảng 10% so với trước; người tiêu thụ cũng được sử dụng các loại rau sạch, an toàn với giá thành hợp lý…
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sóc Trăng kêu gọi cán bộ, công chức chung tay “giải cứu hành tím”
-
Ngành mía đường ASEAN hội nhập: “Thế giới chưa phẳng”
-
Hành tím mất giá kỷ lục, người trồng hành lao đao
-
Diện tích cây công nghệ sinh học ở Việt Nam tăng 26 lần
-
Ngư dân trúng đậm hàng tấn cá chim vây vàng
-
Cùng ngư dân tìm giải pháp gỡ thẻ vàng EC
-
Nâng tầm gạo miền Tây
-
Lai tạo ra “hậu duệ” giống lúa Huyết Rồng vùng ĐBSCL
-
Đông Nam bộ mất mùa điều
-
Đưa trái cây đặc sản Sơn La lên “sàn”