Trên đường về nhớ đầy

Trên đường về nhớ đầy

Dương Thành Truyền là một tên tuổi trong làng viết với hơn 20 năm làm báo, làm sách. Chính vì thế, khi tác giả giới thiệu cuốn du ký Trên đường về nhớ đầy (NXB xuất bản Trẻ, tháng 6-2015) đã nhanh chóng được bạn bè, đồng nghiệp và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Sự nồng nhiệt này không phải ngẫu nhiên, mà vì tác phẩm là sự hòa trộn hai lĩnh vực mà tác giả am hiểu nhất: báo chí và sách.

Trên đường về nhớ đầy ảnh 1

Nhà văn Nguyễn Trương Quý nhận xét về cuốn du ký của người bạn Dương Thành Truyền như sau: “Bố cục gọn gàng, thông tin mạch lạc và không quên đưa ra những chi tiết sinh động làm điểm nhấn. Ai đi du lịch thì đều biết ta như đứa trẻ vào hàng kẹo, cái kẹo nào cũng hứa hẹn ngon ngọt, biết ăn cái nào? Ở đây, nhà báo có khi đã liều lĩnh ăn những cái kẹo không ngon, nhưng đều có bài học hợp lý cho việc trải nhiệm”.

Trên đường về nhớ đầy gồm 23 bài viết chia làm 3 phần, phân biệt chủ yếu theo yếu tố địa lý gồm: “Miền nóng lạnh” với bài viết về các nước ở khu vực châu Á, Đông Nam Á; “Xuân sơn thu thủy” tập trung vào cảm nhận của tác giả về đất nước, con người Trung Quốc; “Những khối đa chiều” viết về hành trình của tác giả ở các nước châu Âu.

Tác phẩm có sự phân chia rõ ràng về mặt địa lý nhưng không có sự phân chia cụ thể về mặt thời gian. Đây chính là sự cố ý của tác giả để tạo cho người đọc những ấn tượng rất lạ về mặt cảm nhận những yếu tố khác biệt do thời gian mang lại. Bạn đọc có thể cảm nhận điều này rõ nhất trong bài viết Tạp ghi từ Manila. Câu chuyện về những siêu thị tràn ngập hàng hóa khiến du khách Việt choáng ngợp, ấn tượng với những con đường có lối lên cho người khuyết tật, lạ lẫm với những nhà hàng thức ăn nhanh (fast food) như Joliebee, MacDonald’s, Kentucky… Rồi những chương trình đại hạ giá ở siêu thị, những tiệm rửa ảnh trả ảnh sau 1 giờ, máy in ảnh trực tiếp lên ly, tách, áo thun… Đọc đến đây hẳn bạn đọc sẽ rất ngạc nhiên, những điều đó thì có gì lạ đâu? Vâng nó không lạ với hiện nay nhưng vấn đề ở chỗ tác giả viết điều này sau chuyến thăm năm 1993, tức đã 22 năm về trước. Sự ngỡ ngàng, bất ngờ thậm chí là sốc của một người Việt 22 năm trước được thể hiện rất cụ thể đã phản ảnh nhiều vấn đề. Từ sự khác biệt về phát triển ngày đó đến cảm nhận về sự thay đổi ở chính đất nước ta 22 năm qua. Một bài du ký nhưng để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc ở nhiều góc độ khác nhau.

Du ký là thể loại văn học phản ánh rõ ràng nhất tâm trạng, tình cảm của tác giả. Nếu xét ở góc độ đó, Trên đường về nhớ đầy là một tác phẩm thành công. Tác giả dẫn dắt bạn đọc cùng bối rối ở triển lãm sản phẩm “tế nhị”, cùng hoài niệm lịch sử trước những di tích nổi tiếng, thể hiện tình yêu với thể thao khi được đến những “thánh đường bóng đá...

XUÂN THÂN

Tin cùng chuyên mục