Triển vọng tôm sú

Năm vừa qua là một năm đáng ghi nhận đối với ngành tôm Việt Nam bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Đây là mặt hàng thủy sản duy nhất tăng trưởng dù năm qua là năm cực kỳ khó khăn của ngành này. Người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường mà còn vì đầu ra ngày càng bế tắc.

Năm vừa qua là một năm đáng ghi nhận đối với ngành tôm Việt Nam bởi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Đây là mặt hàng thủy sản duy nhất tăng trưởng dù năm qua là năm cực kỳ khó khăn của ngành này. Người nuôi tôm khốn đốn không chỉ vì dịch bệnh, thời tiết thất thường mà còn vì đầu ra ngày càng bế tắc.

Có thời gian, doanh nghiệp chế biến phải tồn kho khoảng 40.000 tấn tôm sú đông lạnh, không thể bán được vì thị trường thế giới có xu hướng chuyển sang sử dụng tôm thẻ chân trắng (có lúc, tôm thẻ chân trắng chiếm 80% thị phần tôm đông lạnh), kéo giá tôm sú rớt xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Do giá giảm mạnh, các hộ nuôi đã bỏ trống khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết do bệnh càng khiến cho sản lượng toàn vùng sụt giảm. 

Năm qua, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường; trong đó, 10 thị trường chiếm hơn 80% cả về khối lượng lẫn giá trị gồm Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh và Bỉ. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm. Năm 2009, thị trường Đức là một thị trường rất đáng chú ý, chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của 10 nước châu Âu cộng lại. 

Theo dự báo của ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP, sang năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong khi xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sẽ tăng gấp đôi lên 500 triệu USD, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm sú dự kiến sẽ đạt 1,4 tỷ USD. Năm 2010, tôm Việt Nam sẽ là lựa chọn của các nhà nhập khẩu Nhật Bản trong khi Hàn Quốc thời gian tới cũng sẽ là thị trường quan trọng đối với tôm Việt Nam.

Một tin vui nữa cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất chỉ còn 0% do Việt Nam đã tiến hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Đây là cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản

HÀM LUÔNG

Tin cùng chuyên mục