Trường Sơn trong mắt Lê Minh Trường

Có nhiều nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên chiến trường làm nên tên tuổi bằng tác phẩm của họ. Song với những ai từng “đi B”-vượt Trường Sơn hay hiểu biết ít nhiều về con đường huyền thoại này, bức ảnh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cố nhà báo Lê Minh Trường chụp vào năm 1966 đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử.
Trường Sơn trong mắt Lê Minh Trường

Kết thúc Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn của Báo SGGP:

Có nhiều nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên chiến trường làm nên tên tuổi bằng tác phẩm của họ. Song với những ai từng “đi B”-vượt Trường Sơn hay hiểu biết ít nhiều về con đường huyền thoại này, bức ảnh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cố nhà báo Lê Minh Trường chụp vào năm 1966 đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử.

Các tác phẩm của Lê Minh Trường về Trường Sơn góp phần thể hiện truyền thống cách mạng và ý chí kiên cường bất khuất của quân và dân ta. Chương trình Nghĩa tình Trường Sơn của Báo SGGP cũng tiếp nối với mạch đập truyền thống đó, sau 4 năm thực hiện đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ.

Nhân Lễ tổng kết và Giao lưu nghệ thuật Nghĩa tình Trường Sơn tại TPHCM (tại Nhà hát Bến Thành-VTV9 trực tiếp lúc 15g ngày 10-11-2013), chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh Trường Sơn qua góc máy của cố nhà báo Lê Minh Trường.

Lê Minh Trường kể lại hoàn cảnh ra đời tác phẩm Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước năm 1966. Ảnh: Minh Anh

Lê Minh Trường kể lại hoàn cảnh ra đời tác phẩm Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước năm 1966. Ảnh: Minh Anh

Năm 1969, tức là 3 năm sau, Lê Minh Trường mới trình làng bức ảnh ấy và được đồng chí Tố Hữu gật gù xem rồi se sẻ ngâm lại câu thơ của ông “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Nhân đó ông xin phép Tố Hữu cho lấy câu thơ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để đặt tên cho bức ảnh của mình!

Năm 1969, tức là 3 năm sau, Lê Minh Trường mới trình làng bức ảnh ấy và được đồng chí Tố Hữu gật gù xem rồi se sẻ ngâm lại câu thơ của ông “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Nhân đó ông xin phép Tố Hữu cho lấy câu thơ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để đặt tên cho bức ảnh của mình!

Đồng bào Pa Kô ở A Lưới (Thừa Thiện-Huế) tải vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968

Đồng bào Pa Kô ở A Lưới (Thừa Thiện-Huế) tải vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch Mậu Thân 1968

Xe chạy ban ngày ở Trường Sơn Đông 1972

Xe chạy ban ngày ở Trường Sơn Đông 1972

Vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ

Vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ

Đầu năm 2009, tôi được người bạn ở Hội Du khảo Thành đoàn TPHCM mời đi xuyên Việt bằng xe gắn máy dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm hình thành đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ. Người bạn này còn cho tôi biết Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 559 và Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, Đoàn trưởng Đoàn B90 (có nhiệm vụ xoi đường từ các tỉnh Nam bộ lên Nam Tây Nguyên để đón đoàn quân đầu tiên vượt Trường Sơn vào Nam), nhà báo Lê Minh Trường (người chụp bức ảnh Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước) sẽ tham gia cố vấn hành trình. Đang là PV Ban Chính trị-Xây dựng Đảng của Báo Sài Gòn Giải Phóng, tôi vui mừng đón nhận ngay cơ hội này rồi trình bày với nhà báo Nguyễn Đức, một CCB Trường Sơn.

Tháng 5-2009, sau cuộc họp giao ban tòa soạn, nhà báo Nguyễn Đức gọi tôi, bảo: “Tổng Biên tập Trần Thế Tuyển –người lính từng được kết nạp Đảng trên đường Trường Sơn- yêu cầu làm ngay đề cương tuyên truyền mạnh, sâu, nhân văn, dài kỳ nhân dịp kỷ niệm 50 năm hình thành con đường huyền thoại (19/5/1959-19/5/2009)”.

Nhận chỉ đạo, tôi liên hệ ngay hai vị tướng cùng nhà báo Lê Minh Trường và được các ông cung cấp một tập hồi ký, hình ảnh của nhiều tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ từng vượt Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ. Khi về cơ quan trình bày và làm đề cương, nhà báo Nguyễn Đức phân các phần hồi ký ra, yêu cầu chúng tôi chia nhau gặp gỡ các nhân chứng, tác giả còn sống, còn minh mẫn để ghi chép thêm cho đúng văn phong báo chí. Loạt bài 10 kỳ Trường Sơn-Ký ức thời hoa lửa ra đời đúng dịp cả nước kỷ niệm hoành tráng. Các cá nhân tham gia gồm tôi, Thạch Thảo, Hồng Hiệp, Mai Hương, Hoài Nam, Ái Chân… nhận được sự khen ngợi của đồng nghiệp về sự công phu và chân thực của loạt bài dài hơi này

Sau loạt bài, nhà báo Nguyễn Đức tiếp tục phác thảo chuyến hành trình dọc Trường Sơn,  và đoàn nhà báo Sài Gòn Giải Phóng rong ruổi từ Lâm Đồng lên Đăk Nông, xuyên qua Gia Lai, Kon Tum rồi men dọc Trường Sơn Đông qua Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng trị, Quảng Bình, Nghệ An để khảo sát những gì còn lại của di tích con đường huyền thoại. Chúng tôi còn xẻ ngang Trường Sơn Tây, sang các tỉnh Trung, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia để tìm gặp nhiều nhân chứng lịch sử còn sống nhằm tái hiện một phần kỳ tích Trường Sơn. Và loạt bài quyết định Trở về Trường Sơn huyền thoại đã khởi đăng.

Từ đây, nhà báo Nguyễn Đức -bằng các mối quan hệ của mình- cùng sự quyết tâm của Báo Sài Gòn Giải Phóng, của BTL Bộ đội Biên phòng Việt Nam, các nhà tài trợ đã mở đầu chương trình Nghĩa tình Trường Sơn, một chương trình xã hội sâu rộng nhất cả về ý nghĩa thực tế lẫn ý nghĩa tin thần, truyền thống, nhân văn của Báo Sài Gòn Giải Phóng từ trước đến nay. Chương trình đã trao tặng hơn 2.000 suất học bổng, xây 1.400 nhà tình nghĩa, 28 công trình dân sinh, 4 ngôi đền và 2 nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Trường Sơn!

M.A.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục