Tu bổ, tôn tạo 4 di tích Mậu Thân 1968

(SGGP). – Kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và chào đón năm mới Quý Tỵ, sáng 7-2, Sở VH-TT-DL TPHCM, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TPHCM đã tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Hầm bí mật giấu vũ khí của biệt động thành (tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), là nơi cất giấu vũ khí đánh dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, các nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh cùng đông đảo đoàn viên thanh niên TP.

(SGGP). – Kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và chào đón năm mới Quý Tỵ, sáng 7-2, Sở VH-TT-DL TPHCM, Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích TPHCM đã tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Hầm bí mật giấu vũ khí của biệt động thành (tại địa chỉ 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), là nơi cất giấu vũ khí đánh dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, các nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh cùng đông đảo đoàn viên thanh niên TP.
 
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: “Lãnh đạo và các thế hệ nhân dân TPHCM mãi ghi lòng tạc dạ những người đã ngã xuống, những người con đã hy sinh thân mình cho Tổ quốc, làm nên chiến thắng Mậu Thân lịch sử. Thành ủy hoan nghênh Sở VH-TT-DL phối hợp với các ban ngành thực hiện tốt việc tu bổ, tôn tạo, nâng cấp trưng bày di tích lịch sử này trong những ngày ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và nơi đây trở thành nơi giáo dục truyền thống tốt nhất, sinh động nhất cho thế hệ trẻ”.
 
Cùng ngày, Sở VH-TT-DL TPHCM cũng tổ chức khánh thành 3 công trình tu bổ, tôn tạo di tích liên quan trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968. Đó là các di tích lịch sử quốc gia: Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên huấn Hoa vận trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước (tại số 341/10 Gia Phú, quận 6); Cơ sở Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam bộ (51/10/14 Cao Thắng, quận 3) và Trụ sở Bộ Chỉ huy tiền phương phân khu 6 trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, số 11 Lý Chính Thắng, quận 3.

M.AN

Tin cùng chuyên mục