Tại hội thảo, các học giả đều nhận định duy trì tự do hàng hải, tạo ra các cơ chế phối hợp, kiểm soát xung đột, dựa trên tính thượng tôn của pháp luật, sự tin tưởng lẫn nhau của các bên liên quan là biện pháp quan trọng giải quyết vấn đề biển Đông, cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các bên. Giáo sư Sato Koichi, thuộc Đại học Oberlin Tokyo, khẳng định vai trò quan trọng của biển Đông đối với kinh tế thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản. Từ thực tế trên, Giáo sư Sato đã đề xuất 3 giải pháp để giám sát, quản lý tình hình an ninh hàng hải ở biển Đông là xây dựng cơ chế hợp tác an ninh hàng hải giữa Nhật Bản - ASEAN; xây dựng trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải tại biển Đông dưới sự hợp tác của nhiều lực lượng liên quan của các nước và xây dựng cơ chế giám sát, phòng chống sự cố an ninh hàng hải, bao gồm cả các xung đột nhỏ.
Giống như Nhật Bản, Ấn Độ không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, song khu vực biển này hết sức quan trọng đối với kinh tế, an ninh của Ấn Độ, cũng như khu vực và thế giới. Do đó, giải quyết tranh chấp tại biển Đông phải đi từ quan điểm đa phương. Quan điểm này của Giáo sư Jagannath Panda, Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, đã nhận được sự đồng tình của các học giả tham gia hội thảo.
Giống như Nhật Bản, Ấn Độ không phải là bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, song khu vực biển này hết sức quan trọng đối với kinh tế, an ninh của Ấn Độ, cũng như khu vực và thế giới. Do đó, giải quyết tranh chấp tại biển Đông phải đi từ quan điểm đa phương. Quan điểm này của Giáo sư Jagannath Panda, Viện Phân tích và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ, đã nhận được sự đồng tình của các học giả tham gia hội thảo.