Tự do hay an toàn?

Cuộc tấn công mới đây trên chuyến tàu từ Amsterdam (Hà Lan) đến Paris (Pháp) của một tay súng có tư tưởng cực đoan người Morocco tiếp tục gây lo ngại về nguy cơ khủng bố vẫn chưa thể bị đẩy lùi. Thủ phạm vụ tấn công là El Khazzabni, hiện nằm trong danh sách các đối tượng cần được theo dõi sau khi trở về từ Syria. Không ít người dân Pháp cho rằng, các biện pháp kiểm soát đối tượng này còn tương đối lỏng lẻo nên y đã có điều kiện uy hiếp và sử dụng súng trên chuyến tàu đi từ Hà Lan đến Pháp.

Cuộc tấn công mới đây trên chuyến tàu từ Amsterdam (Hà Lan) đến Paris (Pháp) của một tay súng có tư tưởng cực đoan người Morocco tiếp tục gây lo ngại về nguy cơ khủng bố vẫn chưa thể bị đẩy lùi. Thủ phạm vụ tấn công là El Khazzabni, hiện nằm trong danh sách các đối tượng cần được theo dõi sau khi trở về từ Syria. Không ít người dân Pháp cho rằng, các biện pháp kiểm soát đối tượng này còn tương đối lỏng lẻo nên y đã có điều kiện uy hiếp và sử dụng súng trên chuyến tàu đi từ Hà Lan đến Pháp.

Chủ đề đảm bảo an ninh Pháp đã trở thành đề tài để đảng cựu hữu Mặt trận dân tộc (FN) chỉ trích chính phủ cầm quyền. Bà Le Pen, lãnh đạo FN đề xuất việc trục xuất các đối tượng nằm trong diện theo dõi khủng bố quốc tế lẫn trong nước để Pháp giảm nguy cơ tái diễn các cuộc tấn công. Nhưng đề xuất này xem ra rất khó thực hiện. Bởi lẽ, theo Hiệp ước Schengen, người dân được phép di chuyển tự do là một trong các nguyên tắc trụ cột của Liên minh châu Âu (EU) và việc biên giới giữa các nước thành viên được để ngỏ là một niềm tự hào lớn của khối này. Ngày càng có nhiều quan chức an ninh châu Âu thừa nhận họ chưa thấy có biện pháp nào để bịt lỗ hổng từ Hiệp ước Schengen.

Trên thực tế, thậm chí việc kiểm tra theo hệ thống các giấy tờ này cũng được nới lỏng khi các nhân viên bảo vệ biên giới chỉ đơn giản liếc qua màu sắc bìa hộ chiếu của người đi qua biên giới. Đối với các cơ quan an ninh, điều này đồng nghĩa với việc không thể tham khảo cơ sở dữ liệu quốc tế về các đối tượng hay nghi can khủng bố.
Theo New York Times, những đối tượng trở về từ trung tâm các cuộc xung đột ở châu Âu từ lâu đã được cảnh báo là mối nguy cho an ninh của khu vực này.

Theo nghiên cứu mới đây của trung tâm Radicalisation, 5 nước châu Âu có nguy cơ bị tấn công cao nhất là Bỉ, Pháp, Đức, Anh và Hà Lan. Bằng chứng là các quốc gia này gần đây đã xảy ra bạo động và có số người tham gia chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng luôn ở mức cao. Trong số 5 quốc gia trên, Pháp và Anh là nơi có nhiều đối tượng tham chiến cho IS nhất, với con số lên đến hơn 1.000 người.

Sau vụ tấn công của tay súng Morocco, các chuyến tàu chạy qua các nước châu Âu rơi vào nhóm nguy cơ xảy ra khủng bố cao. Bộ trưởng Nội vụ Đức, Thomas de Maiziere, từng đề cập đến câu chuyện Hiệp ước Schengen cần được thay đổi để ngăn chặn việc các tay súng thánh chiến qua lại giữa biên giới các nước châu Âu mà không bị phát hiện. Tuy nhiên, do vấn đề này nằm trong luật EU nên việc cải cách Hiệp ước Schengen phải mất nhiều năm để thực hiện. Bất cứ sự hối thúc nào cũng sẽ có khả năng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước châu Âu, vốn coi nguyên tắc di chuyển tự do là bất khả xâm phạm.

Theo các chuyên gia an ninh, trong thời gian chờ Hiệp ước Schengen có sự thay đổi, chính phủ các nước châu Âu cần tăng cường trang bị các thiết bị ghi hình và lực lượng an ninh tại các phương tiện giao thông công cộng vận hành qua biên giới mỗi nước thay vì để tình trạng thiếu kiểm soát như hiện nay. Chuyện kiểm soát chặt chẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý lo ngại mất khách du lịch vì vấn đề đảm bảo an toàn luôn cần phải được đặt trên hàng đầu.


THANH HẰNG

Tin cùng chuyên mục