Tự hào Việt Nam

Nửa tháng tranh tài SEA Games 28-2015 tại Singapore đã khép lại. Lúc này, 11 đoàn thể thao của 11 quốc gia trong khu vực đã chia tay nhau với lời hẹn 2 năm nữa hội ngộ ở Malaysia. Thể thao Việt Nam đã để lại không ít dư âm cảm xúc và niềm tự hào với người hâm mộ quê nhà…

Nửa tháng tranh tài SEA Games 28-2015 tại Singapore đã khép lại. Lúc này, 11 đoàn thể thao của 11 quốc gia trong khu vực đã chia tay nhau với lời hẹn 2 năm nữa hội ngộ ở Malaysia. Thể thao Việt Nam đã để lại không ít dư âm cảm xúc và niềm tự hào với người hâm mộ quê nhà…

Thành quả của nhóm môn Olympic

Thể thao Việt Nam đoạt tổng cộng 73 HCV. Con số trên khá ấn tượng so với dự trù chỉ tiêu ban đầu là từ 56 tới 65 HCV. Xét về mặt chuyên môn, kỳ SEA Games năm nay được nhận định là kỳ SEA Games thành công nhất trong những lần chúng ta tham dự. Bởi lẽ, đóng góp cho thành tích chung 73 HCV ấy phần lớn tới từ những môn thể thao thuộc nhóm Olympic. Có thể kể tới đấu kiếm (8 HCV), điền kinh (11 HCV), TDDC (9 HCV), đua thuyền rowing (8 HCV), bơi lội  (10 HCV), taekwondo (5 HCV), bắn súng (4 HCV), boxing (3 HCV)…

Điều này thật đáng tự hào. Nhìn tổng thể chung, thể thao Việt Nam đã và đang có sự tiến bộ rõ rệt. Chiến thắng ở nhiều nội dung thi đấu ở các môn thể thao Olympic, chúng ta đủ sự tự tin để khẳng định rằng mình có sức mạnh thật sự chứ không phải là “hổ giấy ở ao làng”. Trong sự tính toán của đoàn thể thao Việt Nam, chắc chắn, ít ai nghĩ rằng năm nay các tuyển thủ đã xuất thần đạt nhiều tấm HCV và thông số chuyên môn không tưởng đến thế.

Đơn cử, rowing hay đấu kiếm dù tin tưởng nhưng không ai dám đặt cửa các tay chèo, kiếm thủ sẽ giành 8 HCV. Bơi lội dù có kết quả ấn tượng 10 chức vô địch nhưng trước khi thi đấu, lãnh đạo môn này cũng chỉ dè dặt tối đa khoảng 8 chiếc HCV. Tính hiệu quả của môn Olympic nằm ở công tác chuẩn bị. Chúng ta cũng như nhiều quốc gia trong khu vực có vỏn vẹn 6 tháng rèn quân cho SEA Games 28.

Thế nhưng, không phải tới lúc ấy tất cả mới chuẩn bị mà những cuộc tập luyện đã được rèn luyện dài hơi từ trước. Đơn cử bơi với Ánh Viên dài hơi tại Mỹ, bắn súng và taekwondo liên tục trú quân tại Hàn Quốc tập huấn hay điền kinh cũng cử một vài gương mặt trọng điểm tập dài hạn nước ngoài. “Theo tôi, thành công của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games năm nay chính là ở sự đầu tư, chuyển hướng ở các môn thể thao thành tích cao nhằm chuẩn bị cho Asian Games và Olympic”, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn đã chia sẻ. Số HCV của các môn Olympic đạt được chiếm tới 85% trong tổng 73 HCV tại SEA Games 28-2015. Ở SEA Games 27-2013, tỷ lệ đóng góp HCV của các môn Olympic trong thành tích chung chỉ khoảng 65%.

Dấu ấn cá nhân

Nhìn vào mặt bằng chung của thành tích 73 HCV, tất nhiên, chúng ta không thể không nhắc tới dấu ấn cá nhân. Với SEA Games28 , gương mặt sáng chói nhất không ai khác ngoài Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội). Cùng với Viên còn có Đinh Phương Thành, Phan Thị Hà Thanh (TDDC) hay Nguyễn Thị Huyền (điền kinh).

Đạt cột mốc giành 8 HCV cá nhân, 8 lần phá kỷ lục SEA Games thì Ánh Viên đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam là VĐV thành công nhất mà chúng ta từng sản sinh ra và góp mặt ở Đại hội thể thao khu vực. Dấu ấn cá nhân của Viên là đậm nét trên đường đua xanh và nữ tuyển thủ trẻ tuổi còn là động lực tinh thần với đông đảo đồng đội các môn khác hay người hâm mộ. Chưa bao giờ, người hâm mộ thể thao chúng ta lại liên tục nhắc tới 1 VĐV của bơi lội nhiều đến thế.

Ánh Viên thi đấu bằng cả niềm đam mê thể thao lẫn sự quyết tâm đạt được thành tích để không uổng công đã được rèn giũa thời gian dài ở nước ngoài. Ánh Viên có dấu ấn dưới nước thì ở trên bờ, Nguyễn Thị Huyền là gương mặt xuất sắc không kém. Đoạt 3 HCV, đạt 2 chuẩn Olympic ở đường chạy 400m và 400m rào môn điền kinh, phải nói rằng, Huyền đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Nếu biết, suốt quãng thời gian tập luyện ở năm 2015 tới nay, cô toàn tập chay tại Việt Nam chứ không tập huấn.

Điều ấy phản ánh rằng, VĐV Việt Nam có nhân tố đủ năng lực vươn xa. Phương Thành hay Hà Thanh cũng vậy. Họ cũng thuộc nhóm VĐV giành hơn 3 HCV cho cá nhân tại SEA Games năm nay. Mẫu số chung giữa họ và Ánh Viên hay Huyền chính là lứa VĐV có sức trẻ và được đầu tư đúng đắn. Sau 26 năm, Đinh Phương Thành khiến cả giới TDDC nam Việt Nam phải vỡ òa khi trở thành tuyển thủ đầu tiên giành  HCV toàn năng cá nhân tại SEA Games. Sự đợi chờ có thể lâu nhưng thành tích là điều chúng ta đã có.

ẢNH 1

ẢNH 2

Tự hào Việt Nam ảnh 3

ẢNH 3

Ngoài Ánh Viên, Đinh Phương Thành(1), Phan Thị Hà Thanh(2) (TDDC), Nguyễn Thị Huyền(3)(điền kinh) cũng là gương mặt sáng giá của đoàn Việt Nam.

Thành công một nửa
 
Tất nhiên, tổng thể thi đấu không phải đều “màu hồng”. Chúng ta thi đấu 28 môn tại SEA Games 28 nhưng có những môn đạt kết quả không khả quan. Có thể thấy rõ ở bắn súng, đua xe đạp, cầu lông rồi một vài nội dung dự liệu vô địch của điền kinh. Bóng đá nam đặt chỉ tiêu vào tới bán kết. Thế nhưng, hơn ai hết, mọi người đều mong muốn một chiến thắng để có cơ hội làm nên chuyện thì đã bất thành. Với SEA Games, đoàn thể thao đạt chỉ tiêu thành tích huy chương và thứ hạng, nhưng bóng đá không thành công (chúng ta có HCĐ chung cuộc) cũng có nghĩa thành công mới chỉ một nửa.


Bộn tiền thưởng vì phá kỷ lục

Trước đây, VĐV Việt Nam thi đấu SEA Games để có thưởng nhờ việc phá kỷ lục đại hội là rất hiếm. Tại SEA Games 28-2015, nhiều tuyển thủ đã phá vỡ quy luật ấy để sẽ được nhận bộ tiền theo quy định về việc phá kỷ lục SEA Games. Tại QĐ32/2011 về “một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu” thì với SEA Games, cứ phá 1 kỷ lục được thưởng 15 triệu đồng. Kỳ này, thể thao Việt Nam tự hào với những tuyển thủ đã phá được kỷ lục. Ánh Viên 8 lần phá kỷ lục ở môn bơi, Quý Phước 1 lần phá kỷ lục bơi lội, Nguyễn Văn Lai phá 1 kỷ lục điền kinh, Nguyễn Thị Huyền phá 1 kỷ lục điền kinh…

NGUYỄN ĐÌNH

In trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangIn trangIn trangVề đầu trangIn trangVề đầu trangVề đầu trang

Các tin, bài viết khác

Tin cùng chuyên mục