Từ làm một mình, nông dân đã hòa vào không gian cộng đồng hội quán và làm ăn tập thể của Hợp tác xã (HTX) Nông sản an toàn An Hòa (xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp). Đây có thể xem là cuộc “cách mạng” ý thức trong người dân.
HTX Nông sản an toàn An Hòa thành lập như điều tất yếu trong bước chuyển mình của mô hình Canh Tân Hội quán. Điểm đặc biệt là trong 120 thành viên, ngoài nông dân còn có các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra. Từ bộ máy lãnh đạo đến cách thức hoạt động đều đáp ứng tình hình mới. Hoạt động chính của HTX là dịch vụ liên kết tiêu thụ nhãn, cung cấp vật tư đầu vào, kỹ thuật, vận tải. Bên cạnh đó, HTX cũng cung cấp những dịch vụ phi nông nghiệp như sân bóng đá, bóng chuyền, dịch vụ giữ trẻ, thu gom rác sinh hoạt, cung cấp nước tinh khiết, dịch vụ đời sống... Tất cả hoạt động nhằm hỗ trợ thành viên tiêu thụ sản phẩm nhãn bền vững. Ngoài ra, HTX còn hướng dẫn thành viên quy trình sản xuất có năng suất, hiệu quả cao, hoàn thiện kỹ năng quản lý canh tác... nhằm tạo nguồn thu bền vững cho HTX hoạt động. Ông Chung Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông sản an toàn An Hòa, cho biết: “Bắt đầu sinh hoạt mô hình Canh Tân Hội quán từ năm 2016, các thành viên đã cùng nhau trải qua nhiều thăng trầm. Từ đầu năm 2017, hoạt động dần ổn định và bà con tự nhận thấy rằng, làm ăn hộ cá thể không còn mang lại hiệu quả cao nên cùng nhau vận động thành lập HTX, bước vào mô hình làm ăn tập thể nhằm nâng cao chuỗi giá trị”.
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động, các thành viên HTX đưa ra mục tiêu là cùng nhau trao đổi, đưa ra nhiều ý kiến trong phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường, rút kinh nghiệm về quy trình sản xuất... Đối với các thành viên còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, HTX cử cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tiêu chuẩn thị trường và xuất khẩu. Tiến sĩ Trần Minh Hải, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II, cho biết: “Tôi thực sự rất bất ngờ vì chỉ sau 1 năm cùng sinh hoạt với nhau, từ mô hình Canh Tân Hội quán, các thành viên đã cùng nhau xây dựng ngôi nhà tập thể. Có thể thấy, đây là mô hình hợp tác theo đúng mục tiêu lợi ích cho từng thành viên”. Chia sẻ về mục tiêu, hoạt động của HTX, ông Chung Hoàng Hà cho rằng: “HTX lấy thành viên làm trọng tâm để phát triển sản xuất. Bởi HTX phải tập hợp được các thành viên có nhiều tham vọng đối với việc phát triển HTX, cùng mong muốn đưa HTX đi lên thì mới bền vững. Để tăng thu nhập cho thành viên, HTX tích cực liên kết với các doanh nghiệp mạnh hợp tác để đưa sản phẩm đi xa. Từ đó, thu nhập của thành viên từng bước tăng lên”.
Là người gắn bó từ những ngày đầu khi HTX còn là mô hình sinh hoạt hội quán, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan khá phấn khởi vì Canh Tân Hội quán năm trước đã trở mình đi lên thành lập HTX. Chỉ hơn 1 năm hoạt động nhưng mô hình Canh Tân Hội quán đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi được tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác với doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan, hiện nay, tư duy lớn cho mô hình kinh tế tập thể bắt đầu từ HTX. Hiện tư duy sản xuất nông nghiệp đã không tồn tại mà chỉ còn tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó lấy chất lượng là tiên phong. Nếu như xưa nay tập quán cũ là cấp ủy, chính quyền nghĩ và ấn định cho người dân làm, thì nay các tổ chức này chỉ đứng sau, vì chính người dân mới biết họ đang cần gì và sẽ làm những gì. Đây có thể xem là sức mạnh rất lớn nếu mỗi thành viên biết tận dụng, biết sẻ chia cùng chung tay phát triển, tạo ra một thương hiệu. Quan trọng hơn hết, giữa các thành viên phải có niềm tin với nhau, có niềm tin là có tất cả để mang lại lợi ích chung.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan kỳ vọng, HTX cần sớm phát huy tinh thần tự chủ, hợp tác của Canh Tân Hội quán để ăn nên làm ra. Vừa thực hiện thắng lợi tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, vừa khẳng định cột mốc mới trong quá trình phát huy sức dân ở Đồng Tháp, đó là từ hội quán đến hội nhập.
HTX Nông sản an toàn An Hòa thành lập như điều tất yếu trong bước chuyển mình của mô hình Canh Tân Hội quán. Điểm đặc biệt là trong 120 thành viên, ngoài nông dân còn có các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra. Từ bộ máy lãnh đạo đến cách thức hoạt động đều đáp ứng tình hình mới. Hoạt động chính của HTX là dịch vụ liên kết tiêu thụ nhãn, cung cấp vật tư đầu vào, kỹ thuật, vận tải. Bên cạnh đó, HTX cũng cung cấp những dịch vụ phi nông nghiệp như sân bóng đá, bóng chuyền, dịch vụ giữ trẻ, thu gom rác sinh hoạt, cung cấp nước tinh khiết, dịch vụ đời sống... Tất cả hoạt động nhằm hỗ trợ thành viên tiêu thụ sản phẩm nhãn bền vững. Ngoài ra, HTX còn hướng dẫn thành viên quy trình sản xuất có năng suất, hiệu quả cao, hoàn thiện kỹ năng quản lý canh tác... nhằm tạo nguồn thu bền vững cho HTX hoạt động. Ông Chung Hoàng Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Nông sản an toàn An Hòa, cho biết: “Bắt đầu sinh hoạt mô hình Canh Tân Hội quán từ năm 2016, các thành viên đã cùng nhau trải qua nhiều thăng trầm. Từ đầu năm 2017, hoạt động dần ổn định và bà con tự nhận thấy rằng, làm ăn hộ cá thể không còn mang lại hiệu quả cao nên cùng nhau vận động thành lập HTX, bước vào mô hình làm ăn tập thể nhằm nâng cao chuỗi giá trị”.
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động, các thành viên HTX đưa ra mục tiêu là cùng nhau trao đổi, đưa ra nhiều ý kiến trong phát triển sản xuất, tìm kiếm thị trường, rút kinh nghiệm về quy trình sản xuất... Đối với các thành viên còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, HTX cử cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn để sản phẩm sản xuất ra đáp ứng tiêu chuẩn thị trường và xuất khẩu. Tiến sĩ Trần Minh Hải, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn II, cho biết: “Tôi thực sự rất bất ngờ vì chỉ sau 1 năm cùng sinh hoạt với nhau, từ mô hình Canh Tân Hội quán, các thành viên đã cùng nhau xây dựng ngôi nhà tập thể. Có thể thấy, đây là mô hình hợp tác theo đúng mục tiêu lợi ích cho từng thành viên”. Chia sẻ về mục tiêu, hoạt động của HTX, ông Chung Hoàng Hà cho rằng: “HTX lấy thành viên làm trọng tâm để phát triển sản xuất. Bởi HTX phải tập hợp được các thành viên có nhiều tham vọng đối với việc phát triển HTX, cùng mong muốn đưa HTX đi lên thì mới bền vững. Để tăng thu nhập cho thành viên, HTX tích cực liên kết với các doanh nghiệp mạnh hợp tác để đưa sản phẩm đi xa. Từ đó, thu nhập của thành viên từng bước tăng lên”.
Là người gắn bó từ những ngày đầu khi HTX còn là mô hình sinh hoạt hội quán, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan khá phấn khởi vì Canh Tân Hội quán năm trước đã trở mình đi lên thành lập HTX. Chỉ hơn 1 năm hoạt động nhưng mô hình Canh Tân Hội quán đã từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân, thay đổi được tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác với doanh nghiệp đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan, hiện nay, tư duy lớn cho mô hình kinh tế tập thể bắt đầu từ HTX. Hiện tư duy sản xuất nông nghiệp đã không tồn tại mà chỉ còn tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó lấy chất lượng là tiên phong. Nếu như xưa nay tập quán cũ là cấp ủy, chính quyền nghĩ và ấn định cho người dân làm, thì nay các tổ chức này chỉ đứng sau, vì chính người dân mới biết họ đang cần gì và sẽ làm những gì. Đây có thể xem là sức mạnh rất lớn nếu mỗi thành viên biết tận dụng, biết sẻ chia cùng chung tay phát triển, tạo ra một thương hiệu. Quan trọng hơn hết, giữa các thành viên phải có niềm tin với nhau, có niềm tin là có tất cả để mang lại lợi ích chung.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan kỳ vọng, HTX cần sớm phát huy tinh thần tự chủ, hợp tác của Canh Tân Hội quán để ăn nên làm ra. Vừa thực hiện thắng lợi tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, vừa khẳng định cột mốc mới trong quá trình phát huy sức dân ở Đồng Tháp, đó là từ hội quán đến hội nhập.