Tương lai cây macca ở Lâm Đồng

Với mong muốn phát triển cây macca thành cây công nghiệp chiến lược mới tại khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, 2 năm qua, LienVietPostBank và Công ty CP Him Lam đã đóng vai trò đầu tàu, triển khai nhiều công việc quan trọng nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trên, góp phần đưa macca trở thành cây công nghiệp mới tại Việt Nam.
Tương lai cây macca ở Lâm Đồng

Với mong muốn phát triển cây macca thành cây công nghiệp chiến lược mới tại khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, 2 năm qua, LienVietPostBank và Công ty CP Him Lam đã đóng vai trò đầu tàu, triển khai nhiều công việc quan trọng nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu trên, góp phần đưa macca trở thành cây công nghiệp mới tại Việt Nam.

Tương lai cây macca ở Lâm Đồng ảnh 1

GS Nguyễn Lân Hùng tham quan vườn macca trồng xen cà phê

Quy hoạch đến năm 2030

Điều này được Công ty CP Him Lam thể hiện qua kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với diện tích xấp xỉ 70.000ha, được đánh giá có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng cây macca.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, trong quy hoạch phát triển cây macca tại tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, diện tích macca trồng xen đạt 3.500 - 4.000ha tại các huyện Lâm Hà (1.000 - 1.300ha), Bảo Lâm (1.000 - 1.100ha) Đức Trọng (160ha), Đam Rông (84ha), Bảo Lộc (56ha). Đối với huyện Đơn Dương, duy trì diện tích cây macca hiện có, xem xét trồng thử nghiệm cây macca trong vườn cà phê trên những diện tích đất dốc để phát huy hiệu quả sử dụng đất. Giai đoạn từ 2021-2030, tiếp tục mở rộng diện tích cây macca tại những khu vực có điều kiện để phát triển cây macca một cách bền vững. Đến năm 2030, tổng diện tích trồng macca tại Lâm Đồng đạt 12.000 - 15.000ha, thu hoạch khoảng 4.000ha, năng suất bình quân 2 tấn/ha, sản lượng 8.000 tấn hạt/năm.

Đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng ít nhất từ 1 - 2 cơ sở sơ chế hạt macca và kho bảo quản chuyên dụng, đạt công suất trên 2.000 tấn hạt/năm. Thu hút doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ hạt và nhân macca với công suất thiết kế đạt trên 1.000 tấn/năm. Tổng nguồn vốn đầu tư cho việc quy hoạch trồng cây macca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 2.138 tỷ đồng. Trong đó vốn Nhà nước 30 tỷ đồng (chiếm 1,2%), vốn tín dụng 1.470 tỷ đồng (chiếm 68,8%) và vốn doanh nghiệp cùng hộ dân trồng macca 638 tỷ đồng (chiếm 29,8%).

Vào tháng 7-2016, tại hội nghị triển khai quy hoạch macca Lâm Đồng giai đoạn năm 2016-2020, định hướng đến năm 2030, Công ty CP Him Lam cho biết đã khảo sát và xác định hơn 80% diện tích trồng macca ở Lâm Đồng không đậu trái hoặc năng suất kém là do nguồn giống mua trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo tiêu chuẩn đặt ra. Để góp phần phát triển vùng nguyên liệu macca Lâm Đồng đạt 3.500 - 4.000ha vào năm 2020 và 12.000 - 15.000ha vào năm 2030, từ nay đến cuối năm 2016, Công ty CP Him Lam sẽ hỗ trợ 60.000 cây giống cho nông dân Lâm Đồng trồng thuần hoặc trồng xen mới trên địa bàn. Đây là nguồn giống macca ghép đầu dòng, được Công ty CP Him Lam mua về từ Công ty CP Vina Macca Đắk Lắk để ươm trồng đồng loạt tại vườn ươm công nghệ cao rộng 10ha tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương.

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh sớm hoàn tất hồ sơ công nhận vườn ươm cây giống macca đầu dòng của Công ty CP Him Lam. Sau đó phối hợp với tổ chức hội nông dân và chính quyền địa phương các cấp huyện, xã chọn lựa hộ nông dân tiêu biểu để tiếp nhận, chuyển giao 60.000 cây giống macca trên. Đồng thời, vận động nông dân sản xuất macca theo hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác; tham gia tập huấn, học nghề; áp dụng khoa học kỹ thuật mới tăng năng suất và chất lượng sản phẩm macca thu hoạch hàng năm.

Tích cực hỗ trợ người trồng

Vào tháng 6-2016, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Công ty CP Him Lam cùng UBND tỉnh Lâm Đồng ký biên bản cam kết đầu tư trên 11.000 tỷ đồng để phát triển macca tại tỉnh. Trong đó, Công ty CP Him Lam đầu tư 1.000 tỷ đồng phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến hạt macca. LienVietPostBank cung cấp gói tín dụng ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân trồng macca; các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, chế biến. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phối hợp để xây dựng phương án bảo hiểm nông nghiệp cho loại cây trồng này. Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng cũng nhận 10 tỷ đồng tài trợ an sinh xã hội từ LienVietPostBank để xây dựng hạ tầng, phát triển cây macca tại xã Tu Tra, huyện Đơn Dương thành mô hình xã điểm về du lịch xanh macca.

 

 “Mục tiêu 5 năm (2017-2021) của Hiệp hội Macca Việt Nam là khuyến khích bà con nông dân trồng xen 10 - 11 triệu cây macca vào vườn cà phê có sẵn để che phủ bóng mát; trồng xen 0,2 triệu cây vào vùng trồng cây trà; trồng thuần 1 triệu cây macca khác. Tổng số cây trồng 5 năm là 11 - 12 triệu cây, bình quân mỗi năm trồng 2 - 2,5 triệu cây trên diện tích của 22 xã thuộc 4 huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Bảo Lộc”. 

 (Tài liệu tập huấn của
Hiệp hội Macca Việt Nam
)

 

Thực tế, sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng quy hoạch cụ thể vùng trồng macca, nông dân rất quan tâm đến các chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất loại cây này. Về hỗ trợ giống, ông Phan Hưng Long, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Him Lam, cho biết công ty đã đầu tư vườn ươm giống macca quy mô 10ha, với khả năng cung cấp 1 triệu cây giống/năm, tổng đầu tư ở thời điểm hiện tại 30 tỷ đồng. Công ty cũng cam kết hỗ trợ nông dân trồng macca trên địa bàn tỉnh để bà con yên tâm sản xuất, mở rộng vùng trồng. Đối với vốn sản xuất, đại diện LienVietPostBank khẳng định: “Chúng tôi đã đưa ra chính sách rất ưu đãi cho người trồng macca. Các cá nhân, tổ chức được hỗ trợ vay 100% vốn để phát triển macca nếu có tài sản đảm bảo; trường hợp không có tài sản đảm bảo được cho vay 70% vốn, thời hạn vay tối đa 10 năm, lãi suất 9%, ân hạn trả gốc và lãi suất tối đa 5 năm, đến năm thứ 6 người vay mới phải trả cả vốn lẫn lãi. Đây là chính sách rất tốt để bà con vay vốn”.

Về tiêu thụ sản phẩm, hiện Công ty CP Him Lam đang kết hợp với các nhà máy chế biến macca trong vùng để đảm bảo thu mua toàn bộ sản phẩm của người dân. Bên cạnh đó, công ty cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, tiêu thụ ít nhất 5.000 tấn/năm, bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2018, để giúp người trồng macca yên tâm sản xuất.

HỒNG ANH

Tin cùng chuyên mục