Tuyển sinh ĐH-CĐ 2013: Nhiều trường ngại thí sinh liên thông

Năm 2013, Thông tư 55 Bộ GD-ĐT quy định thí sinh tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng dưới 36 tháng phải thi liên thông lên cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) trong kỳ thi 3 chung. Trước khi thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, hàng loạt trường cho biết sẽ ngưng tuyển sinh liên thông chính quy đối với đối tượng thí sinh dưới 36 tháng.

Năm 2013, Thông tư 55 Bộ GD-ĐT quy định thí sinh tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng dưới 36 tháng phải thi liên thông lên cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) trong kỳ thi 3 chung. Trước khi thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, hàng loạt trường cho biết sẽ ngưng tuyển sinh liên thông chính quy đối với đối tượng thí sinh dưới 36 tháng.

Lường trước những phức tạp trong khâu tổ chức đào tạo đối với thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng, trước ngày thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi, hàng loạt trường ĐH lớn như ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính Marketing đã nói không với đối tượng thí sinh này.

Lý giải về điều này, Th.S Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: “Quy định này quá mới mẻ và rất phức tạp trong khâu tổ chức thi và tổ chức đào tạo nên trường không tuyển sinh, đến khi nào công tác chuẩn bị tốt rồi mới tuyển sinh”.

Với những trường ra thông báo tuyển sinh đối với thí sinh dưới 36 tháng thì hiện đang rối vì lượng hồ sơ quá ít so với dự kiến. Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tổng lượng hồ sơ gần 47.000 nhưng chỉ có 270 hồ sơ liên thông đăng ký vào các ngành như quản lý đất đai, trồng trọt. Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhận được chưa tới 20 hồ sơ liên thông, nhưng cũng không rõ các thí sinh này đã tốt nghiệp CĐ hay chưa. Còn trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) có chưa tới 100 hồ sơ đăng ký thi liên thông.

Nhìn chung, nhiều trường thừa nhận chưa có phương án cụ thể đối với thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng. Tất cả đều phải chờ kết quả thi tuyển sinh có bao nhiêu thí sinh đậu rồi mới đưa ra kế hoạch cụ thể.

Trong khi đó, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM lại đưa ra 2 phương án. Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, với 270 hồ sơ đăng ký thi liên thông thì không biết có bao nhiêu thí sinh đậu. Nếu đậu và đủ số lượng, trường sẽ mở lớp đào tạo riêng. Nếu số thí sinh đậu không đủ lớp hoặc quá ít buộc phải bố trí các em học chung với thí sinh thi liên thông từ 36 tháng trở lên, tổ chức vào tháng 12. Đó là chưa nói đến phương án xem xét thí sinh đăng ký thi có đúng với ngành quy định hay không, vì rất nhiều hồ sơ đăng ký dự thi được các sở GD-ĐT thu nhận nhưng không kiểm tra bằng tốt nghiệp, ngành đã học…

Thông tư 55 được xem như là giải pháp quyết liệt để ngăn chặn việc đào tạo liên thông tràn lan và quá dễ dãi. Tuy nhiên, những trở ngại của thông tư này không chỉ người học mà ngay cả các cơ sở đào tạo cũng phải gánh chịu.

Có thể thấy, quyền lợi của người học nghiêm túc bị ảnh hưởng khi hàng loạt trường từ chối tuyển sinh với thí sinh dưới 36 tháng chỉ vì... ngại khó. Tuy nhiên, những trường tuân thủ quy định, tạo điều kiện cho thí sinh dự thi lại đối diện với nhiều rối rắm.

Thực tế cho thấy, hiện nay các trường đã đào tạo theo tín chỉ nên việc bố trí đào tạo các thí sinh thi liên thông dưới 36 tháng trúng tuyển cũng không gặp nhiều trở ngại .

THANH HÙNG

Tin cùng chuyên mục