Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét Luật Đặc khu ​

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Quốc hội về nội dung phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sẽ diễn ra từ ngày 8-8 đến ngày 13-8 tới đây), có 7 dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này. 

Dự án Luật Đặc khu đã được điều chỉnh thời gian thông qua từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) sang kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến
Dự án Luật Đặc khu đã được điều chỉnh thời gian thông qua từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) sang kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu) không có trong chương trình nghị sự phiên họp tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như dự kiến trước đó. Theo dự kiến xem xét các dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cả phiên họp tháng 9 và tháng 10 cũng đều không có tên dự án luật này.

Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Quốc hội về nội dung phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sẽ diễn ra từ ngày 8-8 đến ngày 13-8 tới đây), có các dự án luật sau được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Kiến trúc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” và tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, như báo SGGP đã đưa tin.

Như vậy, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Đặc khu) không có trong chương trình nghị sự phiên họp tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như dự kiến trước đó. Theo dự kiến xem xét các dự án luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì cả phiên họp tháng 9 và tháng 10 cũng đều không có tên dự án luật này.

Đây là dự án luật đã được điều chỉnh thời gian thông qua từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) sang kỳ họp sau của Quốc hội để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng.

Được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của Quốc hội - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt “đang được cân nhắc lại”. Việc tiếp tục xem xét dự án luật này, theo Tổng thư ký Quốc hội, còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri một cách rất thận trọng.

Tin cùng chuyên mục