Vì cuộc chiến Afghanistan - Chính phủ Hà Lan sụp đổ

* Tổng thống Afghanistan cáo buộc NATO tiếp tục gây thương vong cho thường dânNgày 20-2, chính phủ Hà Lan đã sụp đổ sau khi các thành viên trong chính phủ liên minh không đạt được sự đồng thuận về đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kéo dài sứ mệnh quân sự của Hà Lan tại Afghanistan.
Vì cuộc chiến Afghanistan - Chính phủ Hà Lan sụp đổ

* Tổng thống Afghanistan cáo buộc NATO tiếp tục gây thương vong cho thường dân

Ngày 20-2, chính phủ Hà Lan đã sụp đổ sau khi các thành viên trong chính phủ liên minh không đạt được sự đồng thuận về đề nghị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kéo dài sứ mệnh quân sự của Hà Lan tại Afghanistan.
Đây là tuyên bố của Thủ tướng Hà Lan thuộc Đảng Dân chủ Thiên chúa (CDA), Jan Peter Balkenende, trong cuộc họp báo sáng cùng ngày. Ông Jan Peter Balkenende cho biết sẽ nộp lên Nữ hoàng đơn từ chức của các bộ trưởng và thứ trưởng thuộc Công Đảng (PvdA).

Tuyên bố này đến sau khi nội các Hà Lan kết thúc phiên họp kéo dài 16 giờ về vấn đề tăng quân tại cuộc chiến Afghanistan. Trong khi gia tăng nỗ lực đẩy lùi quân nổi dậy Taliban, lực lượng NATO đã yêu cầu Hà Lan xem xét khả năng để cho 2.000 quân nước này đóng ở tỉnh Uruzgan của Afghanistan đến năm 2011.

Đảng CDA của Thủ tướng Balkenende, đảng lớn hơn trong liên minh, đưa ra ý kiến vẫn giữ một số quân tại Afghanistan sau hạn chót rút quân vào tháng 8 tới. Nhưng ý kiến này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của Đảng PvdA do Phó Thủ tướng Wouter Bos lãnh đạo. Đảng PvdA muốn sứ mệnh tại Afghanistan của quân đội Hà Lan phải chấm dứt theo như kế hoạch.

Cuộc tranh cãi này đã bắt đầu từ nhiều tuần trước giữa hai đảng của ông Balkenende và Bos. Phiên họp vừa qua đã không thể khiến hai đảng thu hẹp khoảng cách bất đồng, vì thế, đã dẫn đến việc chính phủ Hà Lan buộc phải tan rã. Ông Balkenende đảm nhận chức thủ tướng từ năm 2002 nhưng đã từ chức 2 lần trong nhiệm kỳ vì những chia rẽ trong liên minh cầm quyền.

Theo hãng tin BBC, khi thực hiện sứ mệnh tham gia Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (Isaf) vào năm 2006 cho đến nay, Hà Lan có khoảng 2.000 binh sĩ đang đồn trú tại tỉnh Uruzgan. Số lượng binh sĩ Hà Lan thiệt mạng trong thời gian này là 21 người. Tới tháng 6-2009, Isaf đã cung cấp cho chiến trường Afghanistan 61.000 binh sĩ từ 42 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, các nước châu Âu, Australia, Jordan và New Zealand.

Người dân Afghanistan chạy nạn trước cuộc tấn công của NATO ở Marjah.

Người dân Afghanistan chạy nạn trước cuộc tấn công của NATO ở Marjah.

Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ngày 20-2 cho biết các nỗ lực của NATO nhằm ngăn chặn thương vong cho thường dân trong các chiến dịch quân sự của họ vẫn chưa đủ vì nhiều người dân vô tội vẫn tiếp tục thiệt mạng khi khối này mở đợt tấn công mới vào cứ điểm của Taliban.

Theo AP, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp của quốc hội nước này, ông Karzai còn đưa tấm ảnh một bé gái 8 tuổi là người duy nhất còn sống sót sau đợt bắn rocket của NATO vào nhà của em ở thị trấn Marjah làm toàn bộ 12 người thân trong gia đình thiệt mạng. Tổng thống Karzai gọi đây là bi kịch cho tất cả người dân Afghanistan. Ông Karzai thừa nhận rằng số thường dân thiệt mạng do bom đạn của NATO có giảm nhưng vẫn chưa đủ và yêu cầu NATO cần đảm bảo không để xảy ra thêm một vụ thiệt mạng nào nữa của thường dân.

Cuộc tấn công của NATO tại thị trấn Marjah với chiến lược mới nhằm hạn chế thấp nhất thương vong của thường dân nhưng tới nay rõ ràng chưa mang lại hiệu quả. Ít nhất 15 thường dân đã thiệt mạng. NATO cũng gặp khó khăn khi giành quyền kiểm soát thị trấn này do phải tách biệt giữa thường dân với Taliban.

Tổng thống Karzai cũng đã kêu gọi các tay súng Taliban đoạn tuyệt với Al-Qaeda để tham gia chính phủ. Ông Karzai cho biết, yêu cầu này giờ đang trở nên khả thi hơn do được nhiều nước ủng hộ, trong đó Saudi Arabia sẵn sàng làm trung gian đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban. 

P.NAM - K.MINH

Tin cùng chuyên mục