Vì người lao động

Thủ tướng Shinzo Abe mới chính thức nhậm chức chưa được lâu nhưng đã khiến người dân trong nước lẫn cả thế giới dồn hết sự chú ý, trên hết là kế hoạch tung gói kích thích kinh tế trị giá 117 tỷ USD của ông.

Thủ tướng Shinzo Abe mới chính thức nhậm chức chưa được lâu nhưng đã khiến người dân trong nước lẫn cả thế giới dồn hết sự chú ý, trên hết là kế hoạch tung gói kích thích kinh tế trị giá 117 tỷ USD của ông.

Mục đích của “liều thuốc” này nhằm hồi sinh nền kinh tế thứ ba thế giới vốn đang trong tình trạng suy thoái, có mức tăng trưởng âm trong quý 4 năm ngoái. Thủ tướng Abe nói rằng biện pháp này sẽ đẩy mạnh GDP thực của Nhật Bản lên khoảng 2% và tạo ra công ăn việc làm khoảng 600.000 người, đúng như lời hứa khi ra tranh cử. Thế nhưng, điều đáng quan tâm nhất của người dân lại là việc Thủ tướng Abe đã tính toán đến chuyện tận dụng khoản thu từ việc tăng thuế. Ông đang thảo luận với Bộ Tài chính nước này về đạo luật tăng thuế đánh vào những người có thu nhập cao nhất và những tài sản bất động sản có giá trị cao nhất.

Theo dự luật, mức thuế đánh vào người giàu sẽ tăng từ 40% lên 45%. Hiện tại, mức thuế 40% được áp dụng với người có thu nhập trên 18 triệu yên (khoảng 200.000 USD)/năm. Việc tăng thuế sẽ bắt đầu từ năm 2015 với mục tiêu tạo ra nguồn thu 200 tỷ yên (2,3 tỷ USD)/năm, con số khá khiêm tốn so với mức thâm hụt hàng năm 4.000 tỷ yên của nước này. Khiêm tốn nhưng dù sao nó cũng được xem là động thái làm yên lòng dân, những người có thu nhập thấp và trung bình khi vào tháng 8 năm ngoái, chính phủ của người tiền nhiệm là Thủ tướng Yoshihiko Noda khi ấy đã thông qua đạo luật tăng gấp đôi thuế tiêu thụ để giảm bớt nợ công 12,4 ngàn tỷ USD của nước này (lần đầu tiên từ năm 1997).

Thời điểm đó, Thủ tướng Noda đã nói lời xin lỗi người dân vì việc tăng thuế vốn không có trong chương trình tranh cử, nhưng không thể tiếp tục đặt gánh nặng trên vai những người đang lao động. Ngẫm lại, thấy cũng vì khủng hoảng, ông Abe phải hành động khác những gì lãnh đạo Mỹ, Pháp, cũng nghĩ đến tăng thuế những cá nhân để nạp vào ngân sách quốc gia, san sẻ lợi ích xã hội cho những đối tượng khó khăn. Mức thuế mới ở Mỹ tăng từ 39,6% lên 45% còn Pháp tăng mạnh từ 45% lên 75%.

Người dân Nhật Bản thế hệ trước còn nhớ rất rõ vào thập niên 1960, từng có lúc thuế dành cho nhóm người có thu nhập cao nhất lên đến 75%. Sau đó, từ thập niên 1970, 1980, mức thuế này giảm dần theo đúng xu hướng của các nước phát triển nhằm kích thích mở rộng đầu tư, sản xuất, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển trước các hiện tượng bong bóng kinh tế và khủng hoảng ngân hàng. Ở giai đoạn hiện nay, tăng thuế cũng là việc cần làm ngay nhưng không phải phương thuốc đặc trị cho nền kinh tế vốn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như tăng tưởng, giảm chi tiêu công. Thật ra, tiền tăng thuế chủ yếu để tài trợ cho chi phí an sinh xã hội đang ngày càng phình to (ước tính 11,5 tỷ USD/năm) và đi cùng chi phí phục vụ công tác tái thiết các khu vực bị thảm họa.

Người Nhật vẫn sát cánh cùng chính phủ để vượt khó. Tuy nhiên, song song với kế hoạch chi tiền dành cho dân sinh, Chính phủ của ông Abe mới đây đã tuyên bố sẽ dành 5,3 tỷ USD để đầu tư cho quốc phòng năm 2013 trong bối cảnh căng thẳng chủ quyền giữa Nhật Bản và một số quốc gia trong khu vực tăng cao. Đây là điều đa số dân Nhật không mong muốn khi phải thắt chặt túi tiền để làm giàu các tập đoàn sản xuất vũ khí.

Ngọc Minh

Tin cùng chuyên mục